Giảm lãng phí nguyên vật liệu, phát triển bền vững với MFCA
Hiện nay khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh toàn cầu đả và đang tác động tiêu cực đến môi trường sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập. Rõ ràng, các doanh nghiệp Việt Nam không thể nào đứng ngoài vòng xóay của cuộc “chơi” đầy thử thách cam go này, mà phải đối mặt với nhiều thách thức: giá nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào không ngừng gia tăng. Trong khi đó thành phẩm hàng hóa bán ra luôn bị cạnh tranh dữ dội. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng đang chịu áp lực lớn về các qui định quản lý môi trường, tiết kiệm sử dụng tài nguyên…
Phương pháp quản lý thông qua định mức truyền thống được áp dụng lâu nay bộc lộ nhược điểm về hiệu quả vì bản thân nó đã bao gồm lãng phí. Để cắt giảm lãng phí và sử dụng nguyên liệu một cách có hiệu quả, cần có cách tính toán, kiểm soát giá thành và tối ưu chi phí về nguyên liệu đầu vào trong xuất các quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Về nền tảng, MFCA là một phương pháp quản lý môi trường (Environmental management method). Mặc dù nguyên bản được phát triển tại Đức nhưng đã được ứng dụng rộng rãi tại Nhật Bản trong vài năm gần đây và đã trở thành một công cụ quản lý cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt trong việc giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu và năng lượng trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận, đồng thời đáp ứng mục tiêu thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Các công ty lớn như Canon, Nitto Denko, Sanden … với quy mô hàng ngàn nhân viên đến các công ty nhỏ và vừa chỉ vài chục nhân viên tại Nhật Bản và các nước phát triển đã áp dụng MFCA bởi phương pháp này triển khai tương đối đơn giản và không yêu cầu đầu tư lớn.
MFCA đo lường dòng chảy nguyên vật liệu tại từng công đoạn sản xuất (có thể là khâu sản xuất, một máy chạy hay một dây chuyền … ), với hai giá trị chính là khối lượng vật lý (m2, lít, kg … ) và giá trị tính ra thành tiền. MFCA có thể áp dụng cho một sản phẩm hay cả một dây chuyền. MFCA giúp xác định giá trị của những lãng phí thường bị bỏ qua trong cách tính truyền thống hay trong quản lý sản xuất. Những lãng phí này bao gồm bốn loại chính là: lãng phí nguyên vật liệu, lãng phí năng lượng, lãng phí chi phí hệ thống (nhân công, khấu hao máy móc) và lãng phí chi phí xử lý phát thải. MFCA được ví như một máy chụp CT, cung cấp hình ảnh rõ nét về từng công đoạn sản xuất, chỉ ra những lãng phí gây thất thoát và giúp xác định lĩnh vực cần ưu tiên cải tiến.
Để hiểu rõ hơn về ứng dụng và giá trị của phương pháp MFCA, chúng ta hãy cùng nhau so sánh hai cách tính giá thành sản xuất sản phẩm như dưới đây.
Bảng 2. Các tính giá thành sản phẩm thông thường
Với cách tính theo phương pháp MFCA, những lãng phí được coi là chi phí cho sản xuất “phi sản phẩm” bao gồm lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công, khấu hao máy móc, xử lý chất thải … sẽ được bóc tách ra một cách chính xác và rõ ràng. Trong trường hợp ví dụ của chúng ta, chi phí sản xuất lãng phí được xác định cụ thể theo cách tính MFCA là 635 USD.
Bảng 3. Các tính giá thành sản phẩm theo phương pháp MFCA
Do đó, khi doanh thu bán hàng không thể tăng lên được nữa, những doanh nghiệp nào có phương pháp cải tiến giảm thiểu chi phí sản xuất lãng phí trong bảng tính trên sao cho tổng chi phí giá vốn thành phẩm hạ xuống mức 1.295 USD từ 1.930 USD theo cách tính thông thường, thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ làm cho lợi nhuận công ty mình gia tăng đáng kể.
Bảng tính ví dụ tiếp theo đây sẽ thể hiện rõ điều này.
Bảng 4. Bảng phân miêu tả chi tiết lãng phí trong quá trình sản xuất
MFCA có thể được xem như là một tư duy khác biệt về việc cắt giảm chi phí. Nếu như tỉ lệ giá thành nguyên vật liệu chiếm đáng kể trong cấu thành giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp còn rất nhiều khả năng cải tiến thông qua giảm việc tiêu hao nguyên vật liệu, giảm phát thải ra môi trường, góp phần phát triển bền vững. Tất nhiên không thể bỏ qua yếu tố quan trọng hàng đầu là làm gia tăng lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp. Trong ví dụ nêu trên, lợi nhuận sau bán hàng của doanh nghiệp là 470 USD và chi phí sản xuất lãng phí là 635 USD. Rõ ràng chi phí lãng phí này còn lớn hơn cả lợi nhuận sau bán hàng. Nếu doanh nghiệp có thể cắt giảm 50% chi phí quản lý sản xuất lãng phí tương đương 317,5 USD, sẽ làm cho lợi nhuận sau bán hàng của doanh nghiệp tăng lên 787,5 USD, tức là tăng lên 68%. Đây là một con số vô cùng có giá trị cho bất kỳ doanh nghiệp nào xem xét.
Tóm lại, ứng dụng của MFCA trong doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích từ việc cải tiến hiệu quả sản xuất thông qua đầu tư chính xác. Vì MFCA giúp phân tích hợp lý và chính xác những điểm cần đầu tư; giảm giá thành sản xuất thông qua thay đổi thiết kế sản phẩm, thay đổi định mức nguyên vật liệu, tiết kiệm năng lượng; giúp lập kế hoạch, đặt mục tiêu cụ thể cho việc cải tiến tại phân xưởng, nhà máy (kiểm tra chất lượng, bảo trì máy móc …); cũng như đóng góp vào lợi ích chung cho xã hội.
Tóm tắc lợi ích của mô hình quản lý MFCA
|