EVENTS

Mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp xã hội (CSR)

Doanh nghiệp xã hội (DNXH), mặc dù vẫn là một khái niệm gây tranh cãi, không ai phủ nhận rằng DNXH là câu chuyện làm doanh nghiệp và hướng tới giải quyết vấn đề xã hội. Hai nội dung này hài hòa lẫn nhau và cùng mang lại giá trị cho doanh nghiệp và cộng đồng. Dù vậy, là doanh nghiệp thông thường khởi nghiệp vốn đã vất vả tồn tại, là DNXH còn khó khăn gấp trăm lần vì bạn phải dung hòa lợi ích giữa các bên, nỗ lực để sống sót và bền vững đồng thời không quên đi những cam kết với cộng đồng của mình.


Một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự thất bại của nhiều DNXH là thiếu đi một mô hình kinh doanh bền vững cho dù khởi nguồn của đa số những doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này đều xuất phát từ những mục tiêu tốt đẹp, vì cộng đồng và vì những nhóm thiểu số, gặp nhiều bất lợi trong xã hội. Làm thế nào để có những bước đi vững chắc trước khi quyết định làm DNXH mà cụ thể là mình sẽ kiếm tiền như thế nào, tác động đến ai? Làm thế nào để có bức tranh toàn cảnh về chính DNXH bạn đang xây dựng? Làm thế nào để nói chuyện với các nhà tài trợ, các quỹ một cách tự tin?
 
A. Mô hình Doanh nghiệp xã hội (CSR)
Một trong những câu trả lời chính là xây dựng một mô hình kinh doanh xã hội bền vững, điều cần thiết đầu tiên trước khi bắt đầu kinh doanh và vẽ lên giấy một cách rõ ràng thông qua mô hình kinh doanh canvas cho doanh nghiệp xã hội.

Phải bắt đầu từ mô hình kinh doanh thông thường

Ra đời cách đây tám năm, mô hình kinh doanh canvas truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ doanh nhân, doanh nghiệp vì sự đơn giản và trực quan của nó. Mô hình này chỉ ra những vấn đề quan trọng, trực tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh và giá trị mà doanh nghiệp mang lại. Với một bản mô hình kinh doanh canvas, toàn bộ nhân viên của công ty và nhà đầu tư sẽ nắm được rất nhanh cách thức kinh doanh và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Một DNXH không thể sống hoàn toàn dựa vào tài trợ, DNXH cũng cần có câu chuyện kinh doanh rõ ràng của mình dựa trên chín cấu phần chính sau đây:

Tuyên bố giá trị: Có thể coi là phần quan trọng nhất vì nó giúp bạn trả lời câu hỏi: bạn khác biệt gì với đối thủ cạnh tranh và khách hàng cảm nhận được giá trị gì từ những sản phẩm, dịch vụ bạn mang lại? Để kiểm định giá trị của mình, bạn có thể lựa chọn một trong số 11 tiêu chí sau đây:Tính mới; Hiệu quả; Khả năng tùy biến; Giải quyết vấn đề; Thiết kế; Thương hiệu/ Địa vị; Giá cả; Tiết kiệm chi phí; Giảm thiểu rủi ro; Khả năng tiếp cận; Tiện ích/Khả dụng.

Phân khúc khách hàng: bạn cần xác định rõ loại phân khúc khách hàng nào mà bạn đang nhắm tới trong những loại phân khúc khách hàng này: Thị trường đại trà; Thị trường khe; Thị trường phân khúc; Nền tảng đa diện (ví dụ Google cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin miễn phí cho mọi người dùng internet nhưng lại kiếm tiền từ các công ty, doanh nghiệp, tổ chức muốn quảng cáo để có thứ hạng tìm kiếm tốt trên Google). Đi kèm với việc xác định phân khúc, bạn nên trả lời câu hỏi mỗi phân khúc khách hàng đang có khoảng bao nhiêu khách hàng. 

Kênh tiếp cận khách hàng: Có nhiều loại kênh khác nhau với chức năng khác nhau, vì vậy bạn cần chỉ rõ bạn đã, đang và sẽ dùng kênh nào để: Nâng cao nhận thức của khách hàng (ví dụ các kênh quảng cáo: facebook, qua nhóm khách hàng); Giúp khách hàng đánh giá giá trị (ví dụ: mời dùng thử trực tiếp); Cho phép khách hàng mua (trực tuyến hay tại cửa hàng v..v); Mang giá trị đến cho khách hàng (thông qua các dịch vụ cung cấp, dịch vụ bổ trợ v..v); Hỗ trợ sau bán hàng (dịch vụ hậu mãi). Khi xây dựng danh mục các kênh của mình bạn cần cân nhắc, đó là kênh bạn đang sở hữu hay đang hợp tác với người khác, đó là kênh bạn tiếp cận trực tiếp hay gián tiếp (thuê qua đối tác).

Nguồn doanh thu: là điều quan trọng tiếp theo bạn phải làm rõ để đảm bảo tính bền vững của mô hình kinh doanh. Với DNXH, ngoài nguồn doanh thu bán sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp còn có thể có nguồn tài trợ, hỗ trợ, đây cũng có thể là nguồn thu quan trọng của doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần chỉ rõ, các nguồn doanh thu đó đến từ đâu, là bao nhiêu và chiếm tỉ trọng như thế nào trong từng doanh thu.

Quan hệ khách hàng: Đây là lúc DNXH chỉ rõ mình duy trì quan hệ với khách hàng như thế nào? Thông qua hỗ trợ trực tiếp cá nhân, hay hỗ trợ đặc biệt, để khách hàng tự phục vụ, dịch vụ tự động hóa, duy trì cộng đồng hay cùng nhau tạo ra giá trị mới

Hoạt động chính: Bạn chỉ ra những hoạt động chính để vận hành mô hình kinh doanh của mình. Những tuyên bố giá trị của bạn, kênh để truyền tải giá trị, quan hệ khách hàng và những nhân tố thuộc dòng doanh thu đang tác động đến hoạt động chính của doanh nghiệp như thế nào. 

Nguồn lực chính: Tài sản con người, giải pháp kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, tài chính v..v đều là những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. 

Cấu trúc chi phí: Sẽ là sai lầm nếu doanh nghiệp không chỉ ra được mình đang tốn chi phí cho những hoạt động, đầu vào gì để cả mô hình vận hành được

Đối tác chính: Đây là lúc bạn chỉ ra đối tác chính cho mô hình kinh doanh của bạn, đó có thể là những cộng đồng, hiệp hội, nhà cung cấp v.v...

Sự khác biệt của Doanh nghiệp xã hội

Với một doanh nghiệp thông thường, việc dừng lại ở chín cấu phần là đủ để tạo một bức tranh đầy đủ về hoạt động kinh doanh của mình. Tuy vậy, để thuyết phục nhà tài trợ, nhà đầu tư và cộng đồng rằng bạn đang mang lại giá trị nhiều hơn giá trị vật chất, bạn cần phải đặc biệt lưu ý hai nội dung chính:

Phân khúc khách hàng: Bạn phải chỉ ra được: Bạn đang tạo ra giá trị cho ai? Ai là khách hàng quan trọng nhất của bạn. Đôi khi người mua hàng khác với người hưởng lợi trực tiếp từ sản phẩm dịch vụ của bạn, vì vậy, bạn cần chỉ rõ người mua hàng là ai? Có một số trường hợp người dùng, người mua là khác nhau. 

Ví dụ: một đơn vị sản xuất cặp kiêm áo phao cứu nạn cho trẻ em nhằm giải quyết vấn đề trẻ em bị đuối nước trong mùa mưa lũ. Người hưởng lợi trực tiếp là trẻ em vùng lũ nhưng người trả tiền, người mua có thể là gia đình, có thể là các công ty, đơn vị tài trợ hoặc các tổ chức quốc tế cứu trợ trẻ em.

Ngoài ra bạn cũng cần chỉ ra ai là những bên liên quan đến những giá trị bạn mang lại.

Tác động: Chính là cấu phần thứ 10 trong mô hình kinh doanh. Bạn phải chỉ ra được, những khác biệt mà bạn tạo ra cho mọi người, cho xã hội, cho môi trường. Tác động bạn tạo ra trong nội bộ như thế nào, tác động hướng vào người dùng là gì, tác động mà người tài trợ mong đợi là gì và tác động mà các bên liên quan quan tâm là gì. Mặc dù tác động là khó đo lường, bạn cần suy nghĩ đến những chỉ số đo lường sự thay đổi, hãy đặt cho mình câu hỏi: tại sao bạn biết có sự thay đổi và bạn đo lường sự thay đổi đó như thế nào. Để làm được điều này bạn nên xuất phát từ mục tiêu ban đầu, bạn định thay đổi điều gì? Và ai là nhân vật trung tâm trong câu chuyện thay đổi của bạn. 

Vì DNXH có nhiều đối tượng để hướng tới, việc có một mô hình kinh doanh tốt sẽ giúp bạn truyền thông nhanh chóng và hiệu quả đến những bên liên quan trong câu chuyện kinh doanh của bạn. Một nhà đầu tư hay nhà tài trợ, nhân viên trong chính công ty bạn và những đối tác đều có thể hình dung cụ thể bạn đang làm gì. Với một mô hình kinh doanh được vẽ ra, chính bạn sẽ nhìn thấy được những điểm yếu trong mô hình kinh doanh của mình. Với những doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này, bạn hãy nhớ ba nhân tố: Tuyên bố giá trị, Phân khúc khách hàng, Dòng doanh thu là những điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến và hoàn thiện trước khi hiểu và viết lên các cấu phần còn lại. 

Cuối cùng, để mô hình kinh doanh ra đời một cách hiệu quả, việc tham gia của lãnh đạo và quản lý cấp cao, cấp trung của doanh nghiệp là quan trọng nhất. Nó không nên là sản phẩm duy nhất của nhà quản lý vì như vậy nó sẽ mất đi tính toàn diện của một mô hình kinh doanh của cả một tổ chức và thiếu sự tham gia của các phòng ban có liên quan, mô hình kinh doanh khó có thể đi vào đời sống của doanh nghiệp như một tầm nhìn chung và khó có thể được thay đổi thường xuyên theo thực tế kinh doanh.
 
Nguyễn Đặng Minh Tuấn
Nguồn Tia Sáng
 
B. Quy định về pháp luật của CSR (Doanh nghiệp xã hội) như sau:
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Nghị định 96/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp
- Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp
2. Các quy định chung
2.1. Chính sách phát triển doanh nghiệp xã hội của nhà nước
- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
- Doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp xã hội thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.
2.2. Các tiêu chí của doanh nghiệp xã hội
- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
2.3. Đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội
- Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp. (Công ty Cổ phần; Công ty TNHH hai thành viên; Công ty TNHH một thành viên; Công ty Hợp danh)
- Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.
2.4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
* Quyền của doanh nghiệp xã hội
- Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của luật có liên quan.
 - Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
* Nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội:
- Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
- Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
 - Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh.
- Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
- Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
- Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
 2.5. Công khai hoạt động của doanh nghiệp xã hội
- Trường hợp nhận ưu đãi, viện trợ, tài trợ, định kỳ hằng năm doanh nghiệp xã hội phải gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính Báo cáo đánh giá tác động xã hội đối với các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Báo cáo đánh giá tác động xã hội được lập theo mẫu và phải có nội dung sau đây: Tên, mã số doanh nghiệp; Các khoản ưu đãi, viện trợ hoặc tài trợ đã nhận được; Các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện trong năm; các vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã giải quyết; Các lợi ích và tác động xã hội mà doanh nghiệp đã đạt được và các nhóm đối tượng được hưởng lợi tương ứng; nêu rõ các số liệu chứng minh về tác động và lợi ích đã đạt được (nếu có).
- Tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính cung cấp các thông tin, bản sao Báo cáo đánh giá tác động xã hội và Văn bản tiếp nhận viện trợ, tài trợ được lưu giữ tại cơ quan đó. Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
 2.6. Theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp xã hội
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát đối với doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính đặt tại tỉnh, thành phố mình. Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc theo dõi, giám sát đối với doanh nghiệp xã hội. Việc theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp xã hội thực hiện theo cách thức sau đây:
+ Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong trường hợp cần thiết.
+ Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
- Theo dõi, giám sát đối với doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
+Yêu cầu báo cáo về việc tuân thủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường phải được lập thành văn bản. Trong đó, nêu rõ lý do, nội dung yêu cầu cụ thể; thời hạn và cách thức thực hiện các yêu cầu.
+ Cơ quan nhà nước chỉ được trực tiếp tiến hành kiểm tra doanh nghiệp ít nhất sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu kiểm tra cho doanh nghiệp.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra doanh nghiệp xã hội, cơ quan kiểm tra phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả kiểm tra. Báo cáo phải được gửi cho doanh nghiệp xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.7. Các quy định khác
* Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với doanh nghiệp xã hội 
- Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với doanh nghiệp xã hội được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Doanh nghiệp xã hội được chia hoặc tách thành các doanh nghiệp xã hội.
+ Các doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội hợp nhất thành doanh nghiệp xã hội.
+ Sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội vào doanh nghiệp xã hội.
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp
-Trường hợp giải thể doanh nghiệp xã hội, số dư tài sản hoặc tài chính còn lại đối với nguồn tài sản, tài chính mà doanh nghiệp xã hội đã nhận phải được trả lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc chuyển cho các doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp xã hội còn số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ đã nhận, thì hồ sơ giải thể phải có Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan về xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận.
* Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông doanh nghiệp xã hội. 
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên và cổ đông doanh nghiệp xã hội chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần của mình cho tổ chức, cá nhân khác nếu họ có cam kết tiếp tục thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường.
- Cổ đông đã ký tên trong Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình theo quy định trong thời hạn Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
- Doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ dành riêng cho doanh nghiệp xã hội. Đồng thời, chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, thành viên đối với công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông đối với công ty cổ phần đã ký tên trong Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần chịu trách nhiệm liên đới hoànlại các ưu đãi, tài trợ đã nhận và bồi thường các thiệt hại phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp xã hội vi phạm Khoản này.
 
C. Một số điều cần biết về doanh nghiệp xã hội:

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Doanh nghiệp xã hội được hưởng nhiều ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp xã hội (social enterprise) được định nghĩa tại Điều 10, Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, để trở thành một doanh nghiệp xã hội cần đáp ứng các tiêu chí sau:

Theo Điều 4, Nghị định 96/2015/NĐ-CP, việc đăng ký thành lập DN xã hội cũng theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp như Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty Cổ phần... Ngoài ra thì tên của doanh nghiệp cũng được phép có cụm từ "xã hội" trong đó:

 

Tham khảo Biểu mẫu đăng ký tại Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT.
Trong đó mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội phải được đăng ký và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động.

Cam kết này chỉ được được chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Hết thời hạn Cam kết
  • Vấn đề xã hội, môi trường đã thay đổi hoặc không còn nữa
  • Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết và mức lợi nhuận giữ lại tái đầu tư.
  • Trường hợp khác theo quyết định của doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Doanh nghiệp xã hội ngoài các quyền & nghĩa vụ của doanh nghiệp thông thường theo quy định của pháp luật còn có thêm những quyền & nghĩa vụ sau:

Một quyền đặc biệt cho doanh nghiệp xã hội là chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định pháp luật (điểm b Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014).

Doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, doanh nghiệp phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ dành riêng cho doanh nghiệp xã hội.

Đồng thời, chủ doanh nghiệp, thành viên công ty, cổ đông đã ký tên trong Cam kết và thành viên Hội đồng quản trị công ty đều chịu trách nhiệm liên đới hoàn lại các ưu đãi, tài trợ đã nhận và bồi thường các thiệt hại phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp xã hội vi phạm các trách nhiệm này.

Ngoài ra, Doanh nghiệp xã hội còn có nghĩa vụ báo cáo đánh giá tác động xã hội cho Sở Kế hoạch & Đầu tư hàng năm trong đó bao gồm:

  • Những khoản ưu đãi, viện trợ, tài trợ đã nhận được;
  • Các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện trong năm; các vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã giải quyết
  • Các lợi ích và tác động xã hội mà doanh nghiệp đã đạt được bao gồm các số liệu chứng minh

Doanh nghiệp có thể tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài hoặc các tài trợ về tài chính, kỹ thuật từ các cá nhân, tổ chức trong nước & nước ngoài có đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Việc tiếp nhận tài trợ phải lập thành văn bản. Trong thời hạn 5 ngày, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc UBND tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ.

Quan trọng hơn, các khoản tài trợ huy động được không được dùng cho mục đích nào khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Tại Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng - CSIP là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận tiên phong trong việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp xã hội (DNXH) tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

 

HENRY LINCOLN ADVISORY
Address at : Floor 14, MB Sunny Tower, Co Giang Ward, District 01, Ho Chi Minh City, Vietnam
Email/Facebook/Tiktok : hello@henrylincoln.co
Phone : +84 934 330 313

Advisory Department 
Phone : +84 934 330 313 - Email: hello@henrylincoln.co
Customer Services Department
Phone : +84 983 877 448 - Email: henrylincolnbcs@gmail.com