Roket Internet - nhà máy sản xuất start up đáng sợ nhất thế giới

14/06/2017 08:18

Roket Internet - nhà máy sản xuất start up đáng sợ nhất thế giới

Đây là câu chuyên thâm cung bí sử của hãng Rocket Internet, một công ty chuyên start up các ý tưởng nổi tiếng.


Cuộc gặp mặt kêu gọi vốn diễn ra nhẹ nhàng cùng một vài chai martini và Mangrove đã đồng ý rót 11 triệu USD vào vòng huy động vốn lần này. Tuy nhiên, cuộc vui không kéo dài được bao lâu. Chỉ chưa đầy 6 tháng sau, Nestpick gặp khó khăn và họ buộc phải sa thải gần hết 140 nhân viên. Có vẻ như công ty mẹ Rocket đã đánh giá sai những điều cơ bản trong thị trường nhà ở của sinh viên: Nhu cầu có thể tăng mạnh ngay trước thềm khai giảng nhưng lại nhanh chóng bốc hơi khi bắt đầu vào năm học. Hiện nay, CEO Mangrove là Mark Tluszcz tỏ ra vô cùng hối hận vì đã tham gia đầu tư vào Rocket và rằng Nestpick có lẽ không thể tồn tại được nữa. "Ngày rót vốn vào công ty tôi thực sự phấn khích. Tuy nhiên trong vòng chỉ 1 năm, tôi đã phải tự hỏi không hiểu lúc đó mình nghĩ gì".

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 3.

Kể từ khi IPO, cổ phiếu Rocket Internet đã giảm 53%

Những ngày gần đây, không ít nhà đầu tư cũng có cảm giác giống Tluszcz. Rocket IPO trên sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt vào tháng 10/2014 đánh dấu là thương vụ IPO lớn nhất tại Đức trong vòng 7 năm và là cơ hội đầu tiên để các nhà đầu tư có thể sở hữu cổ phiếu của một trong những startup phát triển nhanh bậc nhất tại châu Âu thời kỳ đó. Thương vụ IPO đã mang về cho Rocket 2 tỷ USD, định giá công ty ở mức 8,2 tỷ USD. Nhưng, cổ phiếu của Rocket kể từ đó cho đến nay đã giảm 53%. Các chuyên gia thì tỏ ra quan ngại với báo cáo tài chính yếu kém của công ty và đặt nhiều câu hỏi xung quanh việc liệu công ty có thể có lãi và tìm cách thoái lui có lợi nhất đối với những startup họ đang sở hữu hay không?  

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 4.

Rocket có thể chỉ ra một vài thành công của họ. Ví dụ như Zalanda - startup học theo mô hình của Zappos hiện là một trong những hãng bán lẻ thời trang lớn nhất châu Âu. Hay CityDeal - một dạng sao chép mô hình coupon giảm giá của Groupon đã được bán cho chính Groupon vào năm 2010; Rồi Lazada - một trang thương mại điện tử hoạt động chủ yếu ở Đông Nam Á được bán cho Alibaba vào đầu năm nay. Công ty hiện cũng tích cực góp phần tạo ra các trung tâm khởi nghiệp - từ quê hương Berlin tới những thị trường mới nổi trên khắp thế giới.

Thậm chí, Sarah Simon - chuyên gia phân tích tại Ngân hàng Berenberg ở London thừa nhận rằng: "Rocket đã góp công lớn trong việc biến Berlin thành trung tâm công nghệ. Họ nuôi dưỡng rất nhiều công ty, con người và cũng đã thành công trong việc huy động được một số lượng vốn khổng lồ".

Tuy nhiên, hầu như các startup của Rocket hiện đều gặp khó khăn - trong đó có khoảng 12 công ty phải đóng cửa và số còn lại thì đang thua lỗ. Ngày 2/9/2016, những lo ngại đầu tiên xuất hiện khi công ty công bố với các nhà đầu tư rằng họ đã thua lỗ 617 triệu euro (tương đương 707 triệu USD) trong nửa đầu năm 2016. Lời cảnh báo này tới sau khi Global Fashion Group - công ty được Rocket gọi là "ngôi sao" bị định giá giảm tới 2/3 xuống chỉ còn 1 tỷ euro. Một tuần sau đó, Rocket tuyên bố vòng huy động vốn mới cho một "ngôi sao" khác là trang bán lẻ nội thất Home24 – startup bị giảm hơn 50% giá trị.

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 5.

Mạng lưới startup chằng chịt của Rocket Internet

Khi Rocket tuyên bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2016 vào ngày 22/9, mọi thông tin đã rõ ràng, công ty này đang thua lỗ ở rất nhiều startup và điều đó khiến cổ phiếu của họ giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, mặc cho hầu hết các chuyên gia phân tích đánh giá "mua" với cổ phiếu này, vẫn còn vô số điều bận tâm: HelloFresh - một doanh nghiệp vận chuyển rau củ đóng hộp và là khoản đầu tư lớn nhất của Rocket chứng kiến tăng trưởng không khả quan trong quý 2 và mức thua lỗ thì tăng gấp đôi. Các doanh nghiệp của Rocket ở Ấn Độ và châu Phi - từng được xem là những thị trường tăng trưởng lớn nhất của hãng thì đang được rao bán với giá bèo, sa thải nhân viên hoặc thậm chí hoàn toàn đóng cửa. Đặc biệt startup Paymill - ứng dụng thanh toán sao chép mô hình Paypal đang trong tình trạng "ngập nợ".

Giữa tâm bão, Samwer vẫn cam kết rằng ít nhất 3 trong số những startup của mình - không đề cập tên cụ thể - có thể có lãi vào cuối năm 2017. Anh cũng nộp đơn xin niêm yết cổ phiếu Rocket lên một sàn giao dịch cấp cao hơn - chuyên dành cho những công ty lớn, đòi hỏi phải công bố báo cáo tài chính thường xuyên hơn cũng như đề cao tính minh bạch. Tuy nhiên, với sự thất vọng của quá nhiều nhà đầu tư, việc tiếp tục ra mắt những startup mới của Rocket có thể sẽ phải dừng lại. Nhìn lại quá khứ của Rocket và hoạt động hiện tại - bao gồm cả bài phỏng vấn với hơn 12 cựu nhân viên cũng như nhân viên vẫn đang làm việc của công ty đã tiết lộ chân dung một "nhà máy" sản xuất startup rất nhiều, rất tốt nhưng lại điều hành chúng dở tệ!

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 6.

Oliver Samwer, 44 tuổi đang ngồi tại phòng họp tầng 16 trong trụ sở mới của Rocket ở quận Kreuzberg, Berlin. Với bộ tóc nâu xám gợn sóng, Samwer chưa bao giờ xuất hiện trong bộ dạng xuề xòa đến vậy: Đuôi chiếc áo sơ mi màu xanh của anh ấy thậm chí xộc xệch. Tuy nhiên có vẻ như không phải những chỉ trích hay giá cổ phiếu lao dốc gần đây khiến anh mệt mỏi. Samwer vẫn tỏ ra thanh lịch, giữ nguyên nụ cười của kẻ chiến thắng trong thời kỳ hoàng kim năm 1999 khi anh trở thành triệu phú Internet đầu tiên của nước Đức nhờ tạo ra được một "bản nhái" eBay và bán lại cho chính eBay chỉ 100 ngày sau đó với giá 53 triệu USD.

Trong suốt buổi phỏng vấn kéo dài 45 phút, Samwer đã giải thích về những lời chỉ trích cho rằng Rocket thực hiện được quá ít thương vụ IPO thành công kể từ khi ra mắt. "Thoái lui không phải là chiến lược của chúng tôi. Sự tập trung của chúng tôi là xây dựng các công ty và duy trì chúng tồn tại trong dài hạn". Rocket không nên bị nhầm lẫn với một công ty đầu tư mạo hiểm. "Chúng tôi là một công ty hoạt động ngay từ đầu, đầu tư và xây dựng công ty đó thông qua cơ sở hạ tầng như con người, quy trình và dữ liệu".

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 7.

Tuy nhiên, đó là màn diễn hết sức cổ điển của một người bán hàng duyên dáng và khôn ngoan. Theo một chuyên gia đầu tư mạo hiểm và đồng thời là cựu nhân viên Rocket thì Samwer thường xuyên tập luyện những bài thuyết trình gọi vốn của mình. Điều đó khiến cựu nhân viên Rocket liên tưởng đến tuyệt chiêu "hấp dẫn kẻ khác" nổi tiếng của Steve Jobs. Nhiều người cùng làm việc với Samwer nói anh ta luôn hối thúc các startup phải nhấn mạnh vào những số liệu khiến họ "đẹp" nhất để gây ấn tượng với các nhà đầu tư.

Hai cựu lãnh đạo của Rocket tỏ ra hết sức kinh ngạc khi một vài nhà đầu tư tinh đời nhất cũng không hề đặt các câu hỏi đối với bài trình bày gọi vốn của Samwer. Một vài đã quyết định đầu tư ngay lập tức, và chỉ một vài tuần sau đó mới bắt đầu đặt ra một vài thắc mắc. Trong khi đó, Samwer trả lời Bloomberg rằng anh chỉ cố gắng truyền đạt số liệu thể hiện tiềm năng tăng trưởng của ngành công nghiệp và các chuyên môn mà Rocket có để xây dựng các startup. "Tôi nghĩ mọi người chỉ đơn giản cảm nhận và tin tưởng vào những gì chúng tôi đang làm và phần còn lại là tùy ở họ. Không có bất kỳ phép thuật đặc biệt nào ở đây cả".

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 8.

Xuất thân từ một gia đình khá giả ở vùng Cologne, Đức, Samwer và 2 em trai của mình là Alex và Marc qua 2 thập kỷ đầu tư đã cho thấy rõ cách tiếp cận có phần mới mẻ của mình. Sau thành công ban đầu với Alando - một ứng dụng "nhái" eBay, họ đã thành lập nên doanh nghiệp nhạc chuông có tên Jamba! - sau này được bán cho VeriSign - một công ty nền tảng mạng lưới với giá 273 triệu USD vào năm 2004. Họ cũng thành công với một vài startup khác nhái lại mô hình của YouTube, Twitter và Facebook.

Đến năm 2007, họ thành lập nên Rocket như một "nhà máy sản xuất startup", chạy đua mở ra những startup nhái lại, hoạt động trên nhiều thị trường từ châu Âu, châu Mỹ Latin tới châu Phi trước khi những ứng dụng gốc tiếp cận đến đó. Các CEO ở thung lũng Silicon và các nhà đầu tư mạo hiểm xem công ty này như một vật thể sống ký sinh - hút máu sự sáng tạo của người Mỹ. Những người Đức vốn luôn tự hào về sức mạnh kinh doanh và kỹ thuật của nước nhà thì có những cảm xúc lẫn lộn về Samwer. Họ không biết có nên coi anh như một tên tuổi hàng đầu, đáng tự hào của ngành Internet trong nước hay không.

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 9.

3 anh em nhà Samwer – những triệu phú Internet đầu tiên của nước Đức nhờ "đạo nhái"

Bản thân Samwer thì luôn bảo vệ quan điểm sao chép của mình và nói rằng nhiều doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới - từ General Electric tới Toyota đều không bao giờ tự sáng tạo được một mô hình kinh doanh mới hoàn toàn - họ chỉ thực hiện tốt hơn trên những cái đã có thôi.  

Quy trình hoạt động của Rocket diễn ra như thế này. Đội ngũ của công ty luôn tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh mới từ Mỹ, những cuộc họp báo về công nghệ, tuyên bố vòng huy động vốn của những công ty đầu tư mạo hiểm nổi lên ở thung lũng Silicon. Khi mục tiêu được xác định, một nhóm nhỏ hơn sẽ nghiên cứu tiềm năng thị trường và lập ra kế hoạch kinh doanh. Ví dụ khi dịch vụ chuyển đồ giặt là Washio gây sự chú ý tại New York, Rocket thiết lập một đội ngũ nhân viên trẻ để sao chép mô hình này ở London. Họ bắt đầu gọi cho khoảng 20 tiệm giặt là để khảo giá, hỏi đáp nhanh các công ty logistic về cách xử lý đơn hàng và điều tra giá thuê nhà kho cũng như máy giặt.

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 10.

Khi Rocket bật đèn xanh cho một ý tưởng, công ty sẽ tổ chức nhân sự cho startup đó - phân bổ người từ một nhóm quản lý trung tâm cũng như tạo ra đội marketing, kỹ thuật và phòng kế toán riêng. Họ tuyển một đội ngũ những người trẻ, tham vọng, rất nhiều tốt nghiệp từ các trường kinh doanh, các công ty tư vấn và ngân hàng đầu tư. Với doanh nghiệp giặt là kể trên, Rocket đặt tên là ZipJet và để 2 cựu nhân viên tư vấn ở McKinsey và Boston Consulting làm đồng sáng lập và ra mắt dịch vụ tại London, Berlin và Paris. ZipJet hiện vẫn tồn tại còn công ty "bị sao chép" ở New York là Washio đã đóng cửa.  

 
Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 12.

Cách tiếp cận như vậy giúp Rocket có thể thành lập một startup chỉ trong vài tuần thay vì vài tháng như thông thường. Đầu tiên, tất cả nhân viên sẽ được bổ nhiệm tới dự án mới từ công ty mẹ Rocket nhưng khi startup dần phát triển, họ sẽ tự tuyển nhân viên của riêng mình, trả lại nhân viên cho Rocket và sau đó những người này lại được bổ nhiệm tới dự án mới. Cuối cùng, các startup cũng phải tự tìm địa điểm đặt văn phòng cho riêng mình. Trong khoảng thời gian chờ đợi, Rocket sẽ tính một khoản phí quản lý đối với các startup này để trang trải các khoản lương cho nhân viên và chi phí thuê văn phòng.

Một vài người làm việc tại Rocket thì nói rằng "cỗ máy sản xuất startup" này coi trọng tốc độ hơn là sự ổn định. Home24 đã gặp họa do những vấn đề về logistic khiến giá trị của họ bị giảm gần đây.

Ví dụ, lợi nhuận công ty giảm là bởi một số lỗi kỹ thuật dẫn tới việc website của công ty gửi thông tin đơn hàng không đúng tới phòng chuyển phát. Phải mất vài tuần để xử lý vấn đề này theo một người thân cận tới vấn đề. Trong khi đó, HelloFresh - doanh nghiệp vận chuyển thực phẩm đã hoãn kế hoạch IPO vì thua lỗ chồng chất và cắt giảm chi phí cho dịch vụ khách hàng và nhân viên kho để hy vọng có thể có lãi.  

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 13.

Rocket Internet đại thắng trong ngày IPO

Samwer thì nói rằng điểm mạnh nhất của Rocket là có thể tận dụng kinh nghiệm thực hiện nhiều danh mục đầu tư của mình - nhận ra bài học và áp dụng cho những startup sau. Tuy nhiên một cựu nhân viên Rocket nói rằng những nhân viên trẻ tuổi ở công ty phải đảm đương những thứ mà họ không hề có kinh nghiệm trước đó.

Tại HelloFresh - 2 trong số những người này nói rằng các quản lý không có kiến thức nền về thực phẩm và logistic nhưng vẫn đi đàm phán với những hãng bán buôn, thỏa thuận thuê nhà kho và tổ chức quy trình vận chuyển. Hầu hết những cựu nhân viên của Rocket cũng nói rằng có rất ít cơ chế chuyển giao cách làm giữa các công ty được thành lập bởi Rocket và bởi vậy các startup cứ lặp lại nhiều sai lầm giống nhau.

Ví dụ như Bonativo - một dịch vụ chuyển phát rau củ hữu cơ được ra mắt vào tháng 1/2015 và nhanh chóng mở rộng sang Berlin, Hamburg, London và Amsterdam. Những lãnh đạo trẻ tuổi của công ty đã thất bại trong việc nhận ra bài học từ Zalando về quy trình kiểm tra lỗi và cách tạo mạng lưới phân phối. Không thể cạnh tranh được, cuối cùng Bonativo chỉ tồn tại được 17 tháng và phải đóng cửa vào tháng 6.

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 14.
Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 15.

Rất nhiều người chỉ xem công ty như một bệ đỡ để cho vào CV của mình, làm việc 1,2 năm và sau đó đầu quân cho một startup khác không phải của Rocket. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Một vài cựu quản lý cấp cao của Rocket nói rằng Samwer là một nhà quản lý vi mô và là ông chủ độc đoán. Anh này có thể gọi nhà sáng lập của các startup vào bất cứ khi nào chỉ để quẳng cho họ hàng loạt câu hỏi. Anh ấy cũng rất thô bạo. 2 cựu lãnh đạo Rocket nhớ một cuộc họp tại London khi Samwer đe dọa 2 nhà sáng lập về một sự xuất hiện trên truyền hình mà anh này cho là không đáng có. "Cái quái gì vậy. Các anh nghĩ đây là Hollywood à". Ngoài ra anh này còn bị buộc tội hay la hét và chửi thề với cấp dưới. "Càng lớn tuổi tôi càng mất kiên nhẫn", bản thân Samwer thừa nhận.

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 16.

Kết quả là công ty không ngừng bị chảy máu chất xám. Phàn nàn nhiều nhất từ cả nhân viên hiện tại cũng như nhân viên cũ là Rocket không thực hiện chế độ lương thỏa đáng. Viễn cảnh có thể trở thành triệu phú trong chốc lát ban đầu giúp họ thu hút được nhiều nhân tài mặc cho môi trường làm việc khắc nghiệt, thậm chí điên rồ. Tuy nhiên không giống hầu hết các startup, các công ty của Rocket không phát hành cổ phiếu cho nhân viên. Không ai được nhận cổ phiếu cả. Thậm chí cả các nhà sáng lập cũng chỉ nhận được 3% cổ phần.

Tại HelloFresh - chỉ 12 - con số quá nhỏ trong 1.000 nhân viên toàn cầu nhận một lượng cổ phiếu không đáng kể. Thay vì cổ phiếu, nhân viên tại các startup của Rocket thường nhận được những chức danh hào nhoáng như "đồng sáng lập" mà mức lương chỉ cao hơn một chút so với vị trí tương tự ở những startup khác. Trong khi đó, trên phương diện các nhà đầu tư, họ thường muốn nhà sáng lập phải bỏ tiền ra mua hoặc được sở hữu cổ phần của chính công ty do mình điều hành. "Những người này không thực sự là nhà sáng lập, họ chỉ làm thuê thôi. Đó không phải phong cách của chúng tôi. Chúng tôi muốn nhà sáng lập có nhiều cổ phần hơn bất kỳ ai khác", Tluszcz nói.  

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 17.

Theo 2 cựu lãnh đạo của Rocket thì Samwer đã khiến các nhà quản lý giàu kinh nghiệm rời bỏ vì anh này không giữ lời hứa về chế độ lương. Anh này thậm chí còn khẳng định chỉ nên tin Samwer khi có giấy tờ đàng hoàng và được công chứng. Samwer thì chối bỏ tất cả những cáo buộc đó. "Điều đó không đúng", và nói thêm rằng một vài nhà sáng lập nếu có bị sa thải hoặc từ chức là vì phong độ kém chứ không phải vì tranh cãi cổ phiếu hay lương lậu. Samwer cũng nói rằng Rocket đã tạo ra hơn 100 triệu phú "hơn bất kỳ công ty nào khác trong nền kinh tế Internet châu Âu" - hầu hết thông qua thương vụ IPO của Zalando.

4 giám đốc cấp cao của Rocket - những người có ảnh hưởng lớn trong thương vụ IPO thành công của công ty gồm Florian Heinemann, Uwe Horstmann, Felix Jahn và Christian Weiss - đều đã ra đi và lý do cùng là bất đồng với anh em nhà Samwer về tiền lương. Cả 4 người hiện đều là những nhà đầu tư mạo hiểm, chống lưng cho những startup là đối thủ của Rocket. Trong khi đó Rocket vẫn khẳng định rằng sự ra đi của 4 người này là do "quyết định cá nhân".

Hay gần đây hơn, tháng 1/2016, Rocket đã mất 1 luật sư chủ chốt và giám đốc tài chính. Đội ngũ nhân sự trong bộ phận quan hệ công chúng của Rocket cũng bị thay đổi liên tục trong năm qua. Samwer nói rằng tỷ lệ thay đổi nhân sự không nhiều và anh cho biết những người ra đi không gây bất kỳ tổn hại nào tới công ty. Các nhà quản lý rời đi "là một phần trong việc xây dựng nên một công ty vĩ đại". Và anh cũng nói rằng đội ngũ tại HelloFresh, GFG, Lazada và Jumia "hiện vẫn là nhóm khởi sự từ ban đầu".  

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 18.

Trong nhiều năm, có thể nói không ai ủng hộ Rocket nhiệt tình bằng Kinnevik - một công ty quản lý tài sản ở Thụy Điển có trụ sở tại Stockholm. Mối hợp tác giữa 2 công ty bắt nguồn từ khi Samwer tạo dựng mối quan hệ với Cristina Stenbeck - chủ sở hữu của Kinnevik. Quỹ này đã đầu tư 63 triệu euro vào Zalando và 155 triệu vào Rocket trở thành cổ đông lớn nhất công ty (sở hữu 13% cổ phần) chỉ sau Samwer và 2 người em của anh này. Quỹ này cũng đầu tư vào nhiều startup khác của Rocket.  

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 19.

Nhà sáng lập của Rocket Internet gặp gỡ các nhà đầu tư

Nhưng hiện tại, mối quan hệ này đã rạn nứt đáng kể. Theo một người thân cận với vấn đề thì sự việc bắt nguồn từ quỹ 742 triệu USD mà Samwer khởi động vào năm ngoái để đồng đầu tư vào các công ty công nghệ trong giai đoạn cuối cùng. CEO của Kinnevick là Lorenzo Grabaui nói với Samwer rằng nếu quỹ này hoạt động sẽ tạo ra nhiều xung đột bởi Kinnevik cũng đầu tư vào nhiều công ty công nghệ trong giai đoạn cuối. Khi Samwer vẫn khăng khăng với quyết định của mình, Grabau đã từ chức khỏi vị trí chủ tịch Rocket mặc dù anh vẫn là thành viên hội đồng quản trị cho tới hết mùa xuân sau đó. Anh trả lời phỏng vấn Bloomberg rằng thỏa thuận hợp tác đầu tư kéo dài 5 năm giữa Kinnevik và Rocket đã kết thúc thành công nhưng cả 2 đều không muốn tiếp tục gia hạn. "Chúng tôi đã chấm dứt hợp tác. Cả hai đã cùng tạo ra những công ty tuyệt vời nhưng kể từ giờ chúng tôi sẽ đi theo những con đường khác nhau".

Trước khi mối quan hệ làm ăn với Kinnevik chấm dứt, nhiều nhà đầu tư cũng băn khoăn 1 vấn đề: Làm thế nào Rocket định giá cho các startup của họ? Công ty sử dụng giá trị danh mục đầu tư mới nhất - LPV - tính giá dựa trên vòng huy động vốn mới nhất của startup. Nhưng phương pháp này gây nhiều tranh cãi bởi chính Rocket thường tham gia vào các vòng huy động vốn này và vì vậy họ có thể thổi phồng giá trị.

Trong khi đó kể từ khi chia tách, Kinnevik tuyên bố sử dụng phương pháp định giá truyền thống và họ định giá thấp hơn rất nhiều đối với các startup của Rocket. Họ đã niêm yết Westwing - một công ty thương mại nội thất và được định giá khoảng 254 triệu euro vào ngày 30/6. Rocket thì tính toán công ty này trên sổ sách của mình là 480 triệu euro, dựa trên vòng huy động vốn mới nhất là tháng 2/2015.

Rocket cũng định giá Home24 ở mức 420 triệu euro - gấp 7 lần giá trị theo phương pháp tính của Kinnevik. Kinnevik và Rocket cũng lệch nhau trong việc định giá cho HelloFresh.  

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 20.

Dẫu vậy, những tuần gần đây, Rocket đã ghi giảm giá trị của nhiều startup khiến các nhà đầu tư thêm lo ngại. Công ty hiện đang "quảng cáo" tiềm năng dịch vụ Delivery Hero và khả năng IPO trong vào tháng tới. Tuy nhiên các chuyên gia phân tích vẫn gặp khó khăn trong việc kiểm tra tình hình tài chính của startup này. Campling của Northern Trust chỉ ra một biểu đồ mô tả lợi nhuận trong tháng 3 của Rocket cho thấy lợi nhuận đang được cải thiện với một vài startup triển vọng của công ty nhưng không hề có sự xuất hiện của Delivery Hero.

Samwer thì nói rằng những quy định về kế toán không cho phép Rocket tiết lộ thông tin tài chính của Delivery Hero. Lãnh đạo startup này nói rằng công ty sẽ đạt điểm hòa vốn vào cuối năm nay. Tuy nhiên, một cựu lãnh đạo Rocket sợ rằng Samwer đang theo đuổi chiến lược "ăn may" - sử dụng việc IPO của Delivery Hero để làm dịu đi những chỉ trích và xoa dịu các nhà đầu tư đang sợ hãi. Người này nói rằng IPO có thể giúp Rocket có thêm thời gian nếu họ làm tốt hoặc cũng có thể hủy hoại hoàn toàn công ty này nếu mọi chuyện không diễn ra suôn sẻ.  

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 21.
Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 22.

Samwer thì dường như bỏ ngoài tai tất cả những lo ngại đó, nói rằng Rocket vẫn đang trong tình trạng tốt nhất. Anh nói công ty đang có 1,7 tỷ euro tiền mặt, một quỹ đầu tư mới có thể giúp họ đầu tư thêm cho các startup và Rocket cũng đang có tới hơn 30.000 nhân viên tại 120 quốc gia. Grabau thì nói rằng các nhà đầu tư tiếp tục ủng hộ Rocket bởi không có nhiều lựa chọn đầu tư vào công nghệ tại châu Âu. "Nếu muốn xây dựng một danh mục đầu tư vào 10 công ty Internet tại châu Âu, không có nhiều cái tên xuất hiện".  

Tuy nhiên, mọi chuyện đang dần thay đổi. Rocket từng thống trị ở trung tâm công nghệ Berlin. Hiện tại họ phải cạnh tranh với những startup được "chống lưng" bởi nhiều công ty đầu tư mạo hiểm từ khắp nơi ở châu Âu và cả thung lũng Silicon. Có nhiều trung tâm công nghệ mới nổi tại những thành phố khác ở châu Âu. Rất nhiều trong số đó đang đi đầu trong việc tạo ra những công nghệ cải tiến và những mô hình kinh doanh mới, chứ không chỉ sao chép từ những công ty Mỹ nữa. "Hết thời đi sao chép rồi", Ciaran O’Leary đến từ công ty đầu tư BlueYard Capital nói.  

Chuyện thâm cung bí sử bên trong Nhà máy sản xuất STARTUP đáng sợ nhất thế giới - Ảnh 23.

Đối với danh sách dài những người chỉ trích, công khai ghét bỏ cách tiếp cận của Samwer, những rắc rối gần đây Rocket gặp phải dường như là một "đòn trừng phạt". Nhưng, trên địa vị người đứng đầu ở tòa văn phòng mới của Rocket, dường như Samwer cũng đã thay đổi quan điểm của mình. Những ngày này Rocket đã ít nói về việc ra mắt những doanh nghiệp đạo nhái mới. Thay vào đó, Samwer nói nhiều hơn về việc làm sao để những startup đang hoạt động có thể kiếm được tiền. "Nhìn vào những công ty trực thuộc Rocket có thể thấy chúng đang tiến bộ rõ rệt".

Rocket cũng chưa bao giờ đảm bảo chắc chắn với các nhà đầu tư rằng sẽ kiếm được tiền nhanh chóng. Trên thực tế việc IPO thường phải chuẩn bị từ 6 - 9 năm. "Chúng tôi chưa bao giờ đưa ra lời hứa rằng các công ty sau khi IPO một năm sẽ có lãi". Samwer nói rằng giờ đây đã học cách phải kiên nhẫn hơn. Và anh cũng đang phải thuyết phục các nhà đầu tư nên làm như vậy.  

 

Theo Trí Thức Việt