Để có một hệ sinh thái khởi nghiệp
12/06/2015 12:55
“Cho phép tôi bàn về bước đầu khởi nghiệp của một công ty” Csaba Bundik, Giám đốc điều hành phòng thương mại châu Âu đã phát biểu tại hội trường thuộc một khu thương mại ở Việt Nam với khoảng 70 thính giả chăm chú ghi chép mặc thời tiết lạnh buốt. “Hãy bắt đầu với những ý tưởng. Một ý tưởng tuyệt hảo thôi chưa đủ – Phải là một chiến lược kinh doanh sáng suốt.”
Tôi đã tới tham gia hội chợ khởi nghiệp đầu tiên của Việt Nam tại Indochina Plaza, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất ở Hà Nội. Tuy còn nhiều thiếu sót về khâu tổ chức, hội chợ vẫn thu hút đông đảo các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm nhà đầu tư. Một người phụ nữ cầm bản dự án kinh doanh, tò mò hỏi về ý tưởng kinh doanh của tôi.
Trước khi những phát minh công nghệ cao ra đời, Silicon Valley đã luôn là mô hình lí tưởng của cả thế giới. Trong khi thị trường Mỹ chững lại thì Châu Á tiến hành xây dựng ngành công nghiệp công nghệ của mình. Trung Quốc tiên phong, theo sau là Nhật Bản và bốn con hổ Châu Á.
Gần đây Việt Nam giới thiệu dự án Silicon Valley tiềm năng: một dự án toàn diện biến Việt Nam từ một nước sản xuất linh kiện điện tử hàng đầu thành một đấu thủ chính trong nền kinh tế toàn cầu. Được tài trợ bởi Bộ Khoa Học và Công Nghệ, dự án đặt mục tiêu xây dựng các công ty công nghệ cạnh tranh tầm quốc tế và sau cùng sẽ biến một trong 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trở trành trung tâm công nghệ.
Hân Linh, điều phối viên dự án đã chia sẻ mục tiêu hướng đến là xây dựng các dự án có thể tham gia sàn chứng khoán Mỹ nhưng nhanh nhất cũng phải 7 hoặc 8 năm tới.
Flappy Bird, một trò chơi điện thoại phát triển bới Nguyễn Hà Đông, gần đây nổi lên nhanh chóng, trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất thế giới, cho thấy tiềm năng lớn chưa khai thác của các dự án công nghệ Việt Nam cũng như những thách thức phía trước. Đông đã gỡ game này khỏi kho ứng dụng App Store vì nó gây nghiện. Tuy nhiên, đối với đồng nghiệp của anh, đây không chỉ là một thành công đáng khích lệ mà còn là một bài học giá trị.
Theo ông Quan Dinh, người sáng lập Digi-GPS, “Thành công của Hà Đông khích lệ các lập trình viên Việt Nam tạo ra sản phẩm chất lượng thậm chí chỉ với một thiết kế rất đơn giản. Đồng thời nó thuyết phục các nhà kinh doanh trẻ phải trang bị đầy đủ kiến thức về quyền sở hữu, các vấn để thuế và cách đối phó với truyền thông khi nổi tiếng.”
Đối với Việt Nam, xây dựng môi trường khởi nghiệp nơi các sản phẩm như flappy Bird có thể thành công cho thấy bước phát triển đáng kể của một trung tâm sản xuất cho các công ty nước ngoài như GE – sở hữu một nhà máy sản xuất tuabin gió 61 triệu USD tại Hải Phòng và Intel – đơn vị đầu tư 1 triệu USD vào dự án chip điện tử thành phố Hồ Chí Minh.
Theo ông Lê Đình Tĩnh, Phó Tổng Giám đốc VIện Chính sách đối ngoại và Nghiên cứu Chiến lược, học viện Ngoại giao Viện Việt Nam, đất nước cần phải “vượt qua những cái bẫy thu nhập trung bình” bằng cách thúc đẩy khả năng cạnh tranh của mình trong cả nông nghiệp và công nghệ thông tin.
Tuyên bố nhiệm vụ của dự án Thung lũng Silicon nêu rõ: “Đây là thời điểm để Việt Nam tham gia vào cuộc đua công nghệ. Bất cứ quốc gia nào không thể thay đổi theo xu hướng công nghệ thế giứoi sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn của tình trạng lạc hậu và nghèo đói. “
Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong “cuộc đua công nghệ” đã có một khởi đầu quan trọng. Hai năm trước, khi Linh bắt đầu tiến hành dự án , ông nhớ lại, “chính phủ không có khái niệm gì về đầu tư mạo hiểm (VC).”
Dưới áp lực ngày càng tăng để hiện đại hóa nền kinh tế, chính phủ đã thông qua một loạt các cải cách, bao gồm cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần lớn trong các ngân hàng địa phương và cổ phần hóa các công ty nhà nước.
Tại Hội nghị lần thứ sáu vào năm 2012, Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản quyết tâm “khuyến khích khu vực tư nhân phối hợp với các nguồn vốn nhà nước tài trợ nhằm lập các quỹ VC mới.”
Dự án Thung lũng Silicon có một cách tiếp cận hệ thống để xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp- tổ chức các chương trình hỗ trợ doanh nhân xây dựng ý tưởng và phát triển kinh doanh. “Chúng tôi muốn tạo ra một cái gì đó kiểu như quỹ xúc tiến hạt giống kinh tế ở Mỹ, Y Combinator,”
Linh nói. “Ngay cả ở Mỹ, ý tưởngnày vẫn còn khá mới mẻ. Chúng tôi không tụt quá xa so với họ”. Theo Linh, Bộ Khoa học và Công nghệ đã rót 3 triệu USD cho dự án, cũng như 50 triệu USD mỗi năm cho” ứng dụng công nghệ thông qua các công ty khởi nghiệp” và 100 triệu USD để phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao thông qua một dự án hợp tác với Ngân hàng Thế giới.
Starthub.vn, một trong những website được rót vốn từ dự án Thung lũng Silicon, tự xưng là “trái tim của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam”. Trang này nắm thông tin của hàng trăm dự án công nghệ, từ Tiki.vn (theo mô hình của Amazon) cho đến Foody.vn (lấy cảm hứng từ Yelp).
Không giống như làn sóng khởi nghiệp mới của Ấn Độ với nhiều công ty được thành lập bởi người Mỹ, sự bùng nổ này được dẫn dắt bởi các bạn trẻ Việt Nam.
Nhà sáng lập Đỗ Anh Minh kỳ vọng tối thiểu 1000 công ty trong nước sẽ xuất hiện trên cổng Starthub.vn vào giữa năm nay. “Việt Nam đã có được những thành công bước đầu với startup. Chúng tôi coi như đang ở thế hệ thứ ba rồi”, anh chia sẻ.
Khách quan mà nói Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất quan tâm tới các dự án khởi nghiệp. Ở những quốc gia khác như Mỹ, Công hòa Ailen và Nhật Bản, tỉ lệ thất nghiệp cao đã thúc đẩy tinh thần chủ động kinh doanh. Nhưng ở Việt Nam, nguồn động lực này lớn gấp đôi với hướng kinh doanh mới.
Ông Minh cũng cho rằng Việt Nam có thể ” kỳ vọng nhiều hơn những quốc gia láng giềng”. Thế hệ doanh nhân trẻ ngày nay lớn lên trong thập niên 80 và 90, khi Việt Nam đang chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường. Lần đầu tiên, người dân được phép sở hữu doanh nghiệp của riêng mình và họ đã khai thác triệt để những lợi ích của chính sách tự do kinh tế. Bài học đó cũng được tryền lại cho thế hệ sau.
“Hầu hết thanh niên Việt Nam đều muốn kinh doanh”, Chris Zobrist, một doanh nhân Mỹ – nhà sáng lập Trung tâm START và Saigon kiêm cố vấn dự án Thung lũng Silicon đã nói. “Bố mẹ của họ mở công ty và điều hành rất tốt. Điều này xây dựng tư tưởng phi thương bất phú trong thế hệ trẻ.”
Theo ông Quan Dinh, người sáng lập Digi-GPS, giới trẻ Việt cũng đang học hỏi từ Mỹ nơi họ chứng kiến những thành công được xây dựng từ một ý tưởng. Tinh thần học hỏi này đối lập với không khí chung tại Trung Quốc, nơi sinh viên tốt nghiệp đại học ra có xu hướng né tránh rủi ro, tìm kiếm các vị trí làm việc ở cơ quan nhà nước thay vì tự mình kinh doanh.
Không giống như làn sóng khởi nghiệp mới của Ấn Độ với nhiều công ty được thành lập bởi người Mỹ, sự bùng nổ này được dẫn dắt bởi các bạn trẻ Việt Nam.
Tại một hội chơ dự án khởi nghiệp tôi từng tham gia, rất nhiều diễn giả là người nước ngoài nhưng tất cả khán giả đều là người Việt. Một vài trang thông tin như Action.vn hay TechDaily.vn cũng viết bài cập nhật tình hình khởi nghiệp hoàn toàn bằng tiếng Việt – không hề có bản dịch tiếng Anh nào.
“Rất nhiều người ở Mỹ vẫn còn nghĩ về Việt Nam với nền nông nghiệp trồng lúa”, ông Aaron Everhart, một trong những người sáng lập Hatch, các vườn ươm khởi nghiệp-đơn vị tổ chức hội chợ cho biết. “Tuy nhiên, hệ sinh thái khởi nghiệp khá sôi động. Việt Nam có tiềm năng trở thành một nền kinh tế tri thức. “
“Hãy nhìn vào lịch sử của thung lũng Silicon”, anh nói. “Họ bắt đầu với sự tài trợ của Chính phủ, nhưng họ thành công vì đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn vốn đó.”
Tôi đã gặp Everhart và Lê Viết Đạt, người đồng sáng lập Hatch tại văn phòng Hatch nằm trên tầng bảy của quán karaoke Hà Nội. Bên ngoài cửa sổ, những ngôi nhà ống truyền thống san sát nhau trong con hẻm quanh co, xen kẽ một vài ngôi nhà cao tầng. Trong căn phòng nhỏ, ngổn ngang máy tính xách tay và iPad, chúng tôi đã bàn tầm nhìn của Everhart cho tương lai.
“Sức mạnh của một nền kinh tế nằm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việt Nam chúng ta còn thiếu tính bền vững và khả năng mở rộng, “ Everhart nói. “Mọi người có ý tưởng, nhưng không biết cách duy trì kinh doanh. Vì vậy, chúng tôi nghĩ nên thành lập một tổ chức để giúp đỡ họ. “
Dan Schupp, người đã làm việc cho IBM tại Mỹ và Trung Quốc trước khi chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh để thành lập Free Range Technology, thừa nhận rằng lợi ích trong kinh doanh ở Việt Nam là “ít nhất thì cũng mạnh ngang ngửa Mỹ”, nhưng so với Trung Quốc thì Việt Nam chịu nhiều bất lợi kinh doanh.
“Việt Nam là một quốc gia nhỏ với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới nên mọi người có xu hướng nhìn ra thế giới nhiều hơn. Người Việt luôn muốn nắm kinh doanh ở nước ngoài nhưng dòng vốn đầu tư trên thế giới không thế so sánh với Trung Quốc”, Schupp phân tích.
Hơn nữa, trong khi thanh niên Việt Nam có thể có cả động lực kinh doanh và các kĩ năng công nghệ – bằng chứng là các em học sinh trung học phổ thông gần đây số điểm vượt xa bạn Mỹ trong toán học và khoa học thì các công ty khởi nghiệp Việt Nam vẫn rất khó duy trì thành công nếu như không có sự góp sức của những chuyên gia giàu kinh nghiệm.
“Nói từ góc độ tài năng, đây sẽ là một thách thức rất lớn với Việt Nam. Tại thung lũng Silicon, Việt Nam có rất nhiều người đã khởi nghiệp thành công nhưng lại không có chiều sâu kinh nghiệm “, Jonah Levey, một người Mỹ thành lập Vietnam Works, trang web việc làm tuyển dụng trực tuyến đầu tiên của Việt Nam năm 2002, cho biết.
Nhưng thách thức lớn nhất đối với dự án Thung lũng Silicon có thể còn tăng. Tranh thủ được sự ủng hộ của nhà nước giúp việc xây dựng văn hóa khởi nghiệp với những rủi ro đặc trưng thuận lợi hơn.
Nguyễn Công Chiến, người sáng lập một mạng lưới sắp ra mắt cho người hâm mộ thể thao gọi là Parlayz, so sánh một lệnh cấm mới về chia sẻ tin tức trực tuyến gần đây như là “hành động cản trở các doanh nghiệp kinh doanh.” Liệu một điều lệnh mang tính chất hạn chế quyền tự do ngôn luận được chính phủ ủng hộ có thể thành công trong khu vực kinh tế với sự sáng tạo không giới hạn?
“Hãy nhìn vào lịch sử của thung lũng Silicon”, anh nói. “Họ bắt đầu với sự tài trợ của Chính phủ, nhưng họ thành công vì đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn vốn đó.” Và bài học kinh nghiệm theo anh ở đây là: “Đừng để chính phủ hiện diện trong hệ sinh thái khởi nghiệp”.
Thùy Linh (theo The Atlantic)