Không gian làm việc phản ánh văn hóa doanh nghiệp

05/09/2014 11:56

Không gian làm việc phản ánh văn hóa doanh nghiệp


Chúng tôi nói khá nhiều về văn hóa doanh nghiệp và cách mà con người trở thành lực lượng hình thành và thay đổi nền văn hóa đó. Chúng ta cũng thấy rằng con người là một nhân tố đơn nhất vĩ đại trong việc hình thành và duy trì sự thành công của hiệu suất làm việc trong nhiều tổ chức. Những nỗ lực lấy con người là trung tâm cho văn hóa và hành vi luôn thúc đẩy sự sáng tạo, sự hợp tác. Điều này sẽ tạo động lực cho sự phát triển của cá nhân cũng như nhóm trong nền văn hóa của tổ chức.


Tuy nhiên, có một thực tế là mọi người thường không chú ý nhiều đến môi trường làm việc. Những công ty có môi trường làm việc không hiệu quả có xu hướng gặp khó khăn về việc xây dựng nền văn hóa của mình, không gian làm việc tù túng đơn giản sẽ không thể tạo động lực cho nhân viên. Điều cốt lõi là chúng ta cần thay đổi môi trường làm việc của tổ chức.

Bạn đã bao giờ đi vào một văn phòng, thậm chí là văn phòng của riêng bạn, và ngay lập tức có cảm giác như nguồn năng lượng của mình bị rút cạn? Không, tôi không nói về 5 ly cà phê bị đổ. Điều mà tôi đang nói đến là môi trường làm việc bạn vừa bước vào. Bạn đã nhìn thấy nó: trần nhà thấp, những vách ngăn trật trội, hệ thống ánh sáng không ổn, và hoàn toàn không có cửa sổ. Nếu “màu xám” là một cảm giác, thì đó chính xác là những gì bạn sẽ cảm thấy khi nhìn thấy “màu xám”. Công việc của Tosan đã cho phép tôi đến thăm nhiều môi trường như vậy và mỗi lần tôi tham gia vào một “tour du lịch văn phòng”, tôi lại tự thắc mắc, tại sao điều này có thể trở thành chuẩn mực? Tại sao điều này có thể chấp nhận được? Liệu rằng đây có phải là những lý do mà hoạt động giao tiếp của chúng ta bị gián đoạn, công việc nhóm của chúng ta rơi vào bế tắc và quá trình đổi mới sáng tạo của chúng ta diễn ra với một tiến độ vô cùng đáng lo ngại. Chúng có vẻ không phải là những lý do duy nhất nhưng chúng ta khẳng định rằng chúng đã có những ảnh hưởng đáng kể.

 

Tại sao môi trường làm việc như trên ảnh hưởng đến cảm giác của nhân viên và hiệu suất công việc? Câu trả lời đơn giản là: những môi trường làm việc này cho phép nhân viên của bạn ẩn thân. Môi trường làm việc như vậy không thúc đẩy sự hợp tác, đổi mới sáng tạo, sự trao đổi hay thay đổi. Chúng cản trở nhân viên của bạn đi theo chiến lược và tầm nhìn của bạn. Thế nhưng, những môi trường làm việc không đầy đủ đã trở thành tiêu chuẩn của rất nhiều công ty.
 
  
 
Chúng tôi thấy rằng những tổ chức muốn duy trì và nuôi dưỡng một nền văn hóa tập thể vững chắc hay đang tìm kiếm để xây dựng một cấu trúc văn hóa tập thể vững chắc hơn phải sở hữu hoặc xây dựng một không gian làm việc phản ánh được những mục tiêu của tổ chức. Những công ty có nơi làm việc mà họ cung cấp những sự hợp tác hỗ trợ, học tập và xã hội hóa tốt hơn cùng với sự tham gia của nhân viên tạo ra hiệu quả công việc cao hơn so với những môi trường làm việc ít hỗ trợ. Edgar Shein ở OCL (Organizational Culture and Leadership) đã mô tả một số cơ chế xác định hỗ trợ định hình văn hóa. Một trong những cơ chế đó là thiết kế không gian và tòa nhà và văn phòng làm việc. Nên nhớ: Môi trường luôn làm việc phản ánh văn hóa của tổ chức.

Tôi không thích phải sử dụng ví dụ về Google. Dù nền văn hóa của họ có lý tưởng đến mức nào với họ, họ vẫn minh họa môi trường làm việc tối ưu thể hiện những tư tưởng văn hóa của họ. Họ xây dựng văn phòng của mình với nền tảng là nhân viên. Kết quả là môi trường làm việc hỗ trợ hình thành một nền văn hóa tập thể, ở đó tồn tại sự hợp tác và học hỏi. Chẳng hạn như họ có những căn phòng dành riêng cho việc suy nghĩ. Đó là căn phòng được tạo ra để sếp và nhân viên nghĩ về những khả năng sáng tạo, đổi mới. Google có xe đạp và xe tay ga, cho phép họ di chuyển giữa các phòng; ghế mát – xa; quả bóng bơm hơi lớn,… Nhờ đó, hình ảnh của họ trong mắt công chúng được hình thành. Google tự coi mình là một “người tạo ra xu hướng”, bởi vậy môi trường làm việc của họ phải là hiện thân của điều đó.

Lợi suất đầu tư (ROI) là bao nhiêu?
Theo Gallup Management Journal, trong một cuộc điều tra mang tính quốc gia đối với các nhân viên văn phòng, họ đã xác nhận rằng môi trường làm việc không thoải mái sẽ tạo ra những nhân viên khó tính và hay cáu bẳn. Bên cạnh đó, theo cuộc điều tra của Gensler về sự liên kết giữa việc thiết kế văn phòng và hiệu suất kinh doanh, kết quả đầu ra là: 
• 90% những công nhân trí thức đồng ý rằng thiết kế/ kiến trúc trong văn phòng ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
• 70% những kiến thức chuyên ngành liên quan tới từng dự án được thu lượm qua những tương tác với đồng nghiệp/ cấp trên.
• Kiến thức/ tri thức được trao đổi giữa người với người nhanh hơn những nguồn thông tin khác năm lần.
• 32% kiến thức có được khi làm việc đến từ quá trình hợp tác 


Đối tác và nhà thiết kế văn phòng của Tosan, Hmarq Studios đã nói rằng lý do số 1 khiến các công ty tìm đến với họ là bởi các tổ chức, công ty muốn tìm kiếm một môi trường làm việc hiệu quả hơn và muốn nhân viên của mình làm việc với năng suất tốt hơn. Hmarq Studios tin rằng có thể tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng sẽ thúc đẩy quá trình hợp tác và làm việc nhóm, điều này sẽ tạo ra một lực lượng lao động hiệu quả và sẵn sàng cam kết làm việc lâu dài hơn.

Nếu bạn muốn thay đổi văn hóa doanh nghiệp, tìm những người lãnh đạo đúng đắn là một yếu tố quan trọng, nhận được sự ủng hộ của đám đông là điều bắt buộc, quá trình đào tạo là cần thiết. Nên nhớ: môi trường công sở của bạn sẽ phản ánh văn hóa doanh nghiệp của bạn. Bạn đang yêu cầu những nhân viên của mình cùng đồng hành với bạn, một môi trường làm việc lý tưởng sẽ giúp bạn đi được một đoạn đường rất dài.

(Nguồn: Tosaninc.com)