Dựng thương hiệu với Aaker David

30/08/2015 11:35

Dựng thương hiệu với Aaker David

Sách cũng như một người bạn, có thể chia sẻ, chỉ dẫn người đọc đến với những điều tốt đẹp. Tôi đã học được nhiều điều từ sách. Trong đó, có cả những bài học lớn để ứng dụng vào công tác điều hành doanh nghiệp.


Cuối năm 2014, tôi được bổ nhiệm sang Việt Nam. Việc làm đầu tiên để chuẩn bị cho hành trình này là tôi đến hiệu sách và mua cùng lúc 20 đầu sách về Việt Nam, trong đó, bao gồm cả sách kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý... Đến nay, tôi đã đọc hết 10 quyển và vẫn tiếp tục đọc để hiểu về con người, đất nước... Tôi nghĩ, mình chỉ có thể làm tốt thị trường khi mình nắm rõ được thói quen, văn hóa lẫn những giá trị sâu xa nhất của người dân bản địa.

 

Đọc nhiều nhưng tất nhiên, với nghề nghiệp mà tôi theo đuổi, tôi có phần ưu ái cho những đầu sách kinh tế cũng nhưng sách quản trị dù rằng, các đầu sách tiểu thuyết và lịch sử hấp dẫn tôi nhiều nhất. Tôi có 4 năm giữ vai trò Tổng giám đốc ở Sapporo Mỹ. Xa nhà, thời gian rảnh, tôi lại dành hết cho sách nên đó là thời gian tôi đọc sách nhiều nhất. Trong một lần tình cờ, tôi gặp được tác phẩm Aaker on Branding: 20 Principles That Drive Success (Aaker bàn về thương hiệu: 20 nguyên tắc thành công) và đặc biệt ấn tượng với tác phẩm này.

 


Cuối năm 2014, tôi được bổ nhiệm sang Việt Nam. Việc làm đầu tiên để chuẩn bị cho hành trình này là tôi đến hiệu sách và mua cùng lúc 20 đầu sách về Việt Nam, trong đó, bao gồm cả sách kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý... Đến nay, tôi đã đọc hết 10 quyển và vẫn tiếp tục đọc để hiểu về con người, đất nước... Tôi nghĩ, mình chỉ có thể làm tốt thị trường khi mình nắm rõ được thói quen, văn hóa lẫn những giá trị sâu xa nhất của người dân bản địa.

 

Đọc nhiều nhưng tất nhiên, với nghề nghiệp mà tôi theo đuổi, tôi có phần ưu ái cho những đầu sách kinh tế cũng nhưng sách quản trị dù rằng, các đầu sách tiểu thuyết và lịch sử hấp dẫn tôi nhiều nhất. Tôi có 4 năm giữ vai trò Tổng giám đốc ở Sapporo Mỹ. Xa nhà, thời gian rảnh, tôi lại dành hết cho sách nên đó là thời gian tôi đọc sách nhiều nhất. Trong một lần tình cờ, tôi gặp được tác phẩm Aaker on Branding: 20 Principles That Drive Success (Aaker bàn về thương hiệu: 20 nguyên tắc thành công) và đặc biệt ấn tượng với tác phẩm này.

 

Tập sách có hình thức nhỏ gọn, trình bày hai mươi nguyên tắc quan trọng để có thể tạo ra các thương hiệu mạnh. Đây là những nguyên tắc chọn lọc từ sáu tập sách về thương hiệu đã viết trước đó của tác giả David Aaker, một nhà tư vấn chiến lược nổi tiếng của Mỹ và các tác phẩm liên quan.

 

Những nguyên tắc này cung cấp cho người đọc kiến thức về lịch sử của các thương hiệu nổi tiếng, cách thức xây dựng chiến lược cho thương hiệu, danh mục đầu tư để có được thương hiệu cũng như cácuh thức tiếp thị hữu hiệu nhất. Đây có thể xem là nguồn tư liệu tham khảo sát thực cho những người làm công tác xây dựng thương hiệu. Bởi, sách cng cấp hẳn một danh sách các điều kiện cần phải có trong tạo dựng và duy trì một thương hiệu mạnh.

 

Trong bối cảnh doanh nghiệp đang quan tâm và cố gắng xây dựng thương hiệu đang phải đối mặt với tình trạng quá tải thông tin, bởi hàng loạt các lý thuyết cũng như các đầu sách về thương hiệu đang hiện diện rất nhiều trên thị trường thì quyển sách này như một bản chắt lọc những thông tin đắt giá nhất, hữu dụng nhất.

 

Bởi, sách đề cập và phân tích rõ những nguyên tắc xây dựng thương hiệu đã phổ biến trước đây nhưng nay không còn thích hợp cũng như chia sẻ cả những trường hợp sai lầm trong xây dựng thương hiệu. Cách hành văn của David Aaker trong tập sách này gần gũi như sẻ chia, rất dễ để người đọc cảm nhận.

 

Cuốn sách đã khiến tôi phải suy nghĩ và làm mới tư duy của mình trong công việc điều hành Sapporo Việt Nam hiện nay. Điều lớn nhất David Aaker đã cho tôi thấy trong tập sách này là giá trị của thương hiệu không nằm ở sản phẩm mà còn ở giá trị của nhân viên, tập đoàn đó mang đến cho xã hội. Nghĩa là một thương hiệu chỉ mạnh chỉ khi người ta nhìn thấy được những đóng góp của nó cho cộng đồng.

 

Sapporo chỉ mới ở Việt Nam 3 năm. Theo quy tắc phát triển của một doanh nghiệp, 3 năm mới chỉ ở giai đoạn tạo dựng giá trị cho sản phẩm, làm thị trường... Đây được xem là giai đoạn xây dựng cho sự tồn tại nên việc xây dựng giá trị đóng góp cho cộng đồng vẫn chưa nhiều. Chúng tôi chỉ mới dừng lại ở vài chương trình trao học bổng, đào tạo cho sinh viên, kêu gọi tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, bảo vệ môi trường... Với tôi, những hoạt động ấy vẫn còn thiếu rất nhiều.

 

Chỉ dẫn của David Aaker giúp tôi vẽ được con đường dài và bền vững khi xây dựng thương hiệu Sapporo tại Việt Nam. Hy vọng rằng những cố gắng của tôi sẽ đi đúng hướng để Sapporo trong mắt người dùng Việt không chỉ là một thương hiệu đến từ Nhật Bản mà là một thương hiệu gắn liền với nhưng điều tốt đẹp ở Việt Nam.

 

Theo DNSG