10 Quy tắc thành công bất kỳ công ty khởi nghiệp nên làm theo
24/09/2016 06:02
Những phẩm chất thành công cần có ở một công ty khởi nghiệp, dù ở bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào.
Nội dung nổi bật:
- Tác giả bài viết là Carol Broadbent và Tom Hogan, những nhà sáng lập và đứng đầu Crowded Ocean, công ty marketing ở thung lũng Silicon đã có lịch sử thành lập hơn 35 công ty khởi nghiệp, với 10 công ty đã được mua lại hoặc niêm yết.
Đã khởi tạo hơn 35 công ty trong một thập kỷ hoạt động, chúng tôi đã rất may mắn khi được làm việc cùng với nhiều công ty khác. Với lượng công ty mà chúng tôi đã làm việc cùng – và cả lượng thành công/ thất bại của họ - chúng tôi thường được yêu cầu tổng hợp lại những phẩm chất của một công ty thành công. Sau đây là những phẩm chất đó.
1. Không làm việc với những kẻ khốn nạn
Theo bước chân của những doanh nghiệp khổng lồ như Berkshire Hathaway của Warren Buffet, tất cả những công ty mới thành lập nên dùng chính sách “không kẻ khốn nạn” để xây dựng một đội ngũ ưu tú. Đây là một nhóm tuyệt vời mà mỗi công ty khởi nghiệp nên cố gắng để tham gia. (Nếu bạn không đồng tình với quy tắc này, bạn có thể là một kẻ khốn nạn).
2. Học cách cạnh tranh, sau đó cướp từ họ
Nhiều doanh nghiệp có cái nhìn thiển cận – họ chỉ tập trung vào sản phẩm và công nghệ của riêng họ và con đường phía trước. Nhưng những công ty khác đã đi trên con đường đó – nếu không thì đã không có “thị trường” – vì thế chúng tôi nói với khách hàng của mình không chỉ học những thất bại của đối thủ của họ mà còn cả thành công của họ. Vì thế nghiên cứu lợi thế cạnh tranh để hiểu thông điệp, từ ngữ, kế hoạch và chiến lược khách hàng của họ. Và chúng ta không mượn hay điều chỉnh một ý tưởng tốt mà một người nào đó đã nghĩ ra.
3. Trân trọng tính đa dạng để xây dựng một đội ngũ tốt
Nhiều công ty khởi nghiệp của chúng tôi rất đa dạng. Dữ liệu chỉ ra rằng nhóm có phụ nữ thì thành công hơn. Xây dựng một đội ngũ tuyệt vời bằng việc tuyển dụng “đa dạng” từ sớm. Điều đó có nghĩa là tuyển dụng những chuyên gia đem đến những bối cảnh khác nhau và cách nghĩ khác nhau và, tất nhiên, đó nghĩa là tuyển những phụ nữ vào từ sớm để nó thật sự là một phần DNA của doanh nghiệp của bạn.
4. Làm xong việc là tốt
Với nhiều thời gian và tiền bạc, một nhóm khởi nghiệp có thể đạt được sự xuất sắc. Thay đổi sự chuyển giao có thể dễ dàng. Nhưng việc đó không bao giờ hiệu quả về lâu dài bởi vì một công ty đang phát triển không bao giờ có đủ thời gian và nguồn lực. Nói cách khác, số lượng chứ không phải chất lượng sẽ là mấu chốt của vấn đề. Một đội ngũ hiệu quả cần đặt mục tiêu và đạt được nó nhưng bỏ đi sự theo đuổi 2% cuối của sự “xuất sắc”.
5. Mỗi cuộc ra mắt đều thất bại 2 lần
Chúng tôi đã nghĩ ra quy tắc này sau khi ra mắt hàng trăm sản phẩm trong hơn thập kỷ làm việc tại những công ty công nghệ lớn. Chúng tôi không biết chắc tại sao nó đúng, nhưng nó là vậy. Cho dù đó là một sự trì hoãn trong việc bảo đảm khách hàng hay trì hoãn trong bộ phận hay một hướng đi sai, những công ty khởi nghiệp cần cho rằng ngày ra mắt sản phẩm của họ sẽ có khả năng bị dời đi. Một đội ngũ khởi nghiệp hiểu được vấn đề này sẽ lên kế hoạch dựa trên một cái nhìn cẩn trọng với thời gian ra mắt sản phẩm.
6. Sa thải nhân viên nhanh hơn
Mọi công ty đều có những lỗi tuyển dụng. Đôi khi, đó là một người tốt được tuyển quá sớm; đôi khi đó là một nhân viên không thích hợp được lọt qua vòng phỏng vấn. Nên nhớ rằng, bạn là một công ty khởi nghiệp nhanh lẹ. Không quan trọng vì sao bạn làm sai. Quan trọng là bạn sửa sai ra sao. Bạn càng sa thải nhân viên bạn tuyển dụng sai sớm chừng nào, toàn đội ngũ nhân viên của bạn sẽ có thể nhận ra và hồi phục chỗ sai đó càng sớm.
7. Xây dựng văn hóa công ty của bạn, nhưng đừng ám ảnh với nó
Bánh donut miễn phí, matxa cổ vào giờ nghỉ trưa, và cho phép thú nuôi ở văn phòng – những chính sách ưu đãi này rất thú vị với một công ty khởi nghiệp. Nhưng về lâu dài, đây là những việc của công ty ở những tháng đầu. Nó chỉ đẹp ở bên ngoài. Tất cả đều có vẻ tốt trong cuộc phỏng vấn, nhưng chỉ thực hiện nếu chúng thật sự là một phần của những giá trị của bạn và của công ty. Đề ra mục tiêu của bạn, sau đó để những quản lý của bạn làm việc với nó để bạn có thể tập trung vào kinh doanh.
8. Đánh giá bản thân theo mô hình SWOT và đăng nó lên cho toàn công ty
Chúng tôi luôn yêu cầu đội ngũ quản lý khách hàng của chúng tôi thực hiện đánh giả bản thân theo mô hình SWOT, thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Việc làm này thường chỉ ra những khoảng trống thú vị trong chiến lược đề ra bởi các thành viên được chọn. Quy trình SWOT này có thể đã 50 năm tuổi, nhưng nó rất hiệu quả vì quá trình khám phá những lỗ hổng giúp kết nối các ưu tiên lại với nhau xuyên suốt đội ngũ quản lý. Thay vì giữ cho riêng mình kết quả của kiểm tra SWOT đó, chúng tôi khuyên các đội ngũ doanh nghiệp đăng kết quả đó lên cho cả công ty học hỏi.
9. Đối với sự giúp đỡ bên ngoài, chỉ làm việc với những người đứng đầu
Khi doanh nghiệp của bạn làm việc marketing bên ngoài như thiết kế web, nhiếp ảnh, viết lách, thiết kế UI – chỉ dùng những người đứng đầu. Nói cách khác, đừng tuyển một công ty lớn cho công ty mới khởi nghiệp của bạn và hy vọng được làm việc với các sếp lớn. Bạn sẽ thấy mình làm việc với những nhân viên cấp thấp – và bạn không có thời gian để hướng dẫn hay huấn luyện họ. Chỉ thuê những công ty nhỏ nơi mà bạn có thể yêu cầu làm việc với những người đứng đầu.
10. Kiểm tra mọi thứ
Marketing của các công ty khởi nghiệp tất cả đều dựa trên thí nghiệm và những phỏng đoán. Nó còn là những giả định được lặp đi lặp lại liên tục. Mọi thứ từ việc định giá sản phẩm đến màu sắc của nút tải miễn phí trên trang web của bạn có thể được thử, kiểm tra và thay đổi dựa trên đánh giá. Đừng nói với người khác bạn đang thử nghiệm, nghe rất không quyết đoán. Hãy nói rằng bạn đang thực hiện thí điểm, điều đó nghe tốt hơn.
Theo Trí Thức Trẻ/TechCrunch