11 bước quan trọng để khởi nghiệp thành công
24/09/2015 02:31
Để lập nghiệp, chỉ có khát vọng và dũng khí thôi chưa đủ, bởi vì còn nhiều công việc mang tính vật chất đang chờ đợi bạn. Ban đầu gây dựng sự nghiệp, ai cũng cảm thấy có rất nhiều đầu mối, không biết bắt đầu từ chỗ nào. Xung quanh chúng ta có rất nhiều người, họ có những ý tưởng tuyệt diệu và đều kháo khát thành công. Nếu ta hỏi tại sao không thực hiện những ý tưởng đó, lý do hầu hết của họ là “điều kiện cần thiết nhiều quá, không có cách nào để thực hiện đầy đủ”, hay “công việc quá nhiều, làm sao có thể làm được”…
Là một người lập nghiệp ưu tú, bạn nên hiểu “nguyên lý cái phễu cát”- đổ cát vào cái phễu, giả thiết rằng độ to nhỏ của mỗi hạt cát là như nhau và thân phễu cũng rất nhỏ, mỗi lần chỉ có thể một hạt cát lọt qua; nhưng cái phễu cát đó vẫn có thể làm rơi xuống dưới toàn bộ số cát đã đổ vào nó.
Đối mặt với công việc phức tạp, thời kỳ đầu lập nghiệp, bạn cũng nên tưởng tượng mình là một cái phễu cát, bạn liệt kê ra tất cả công việc mình phải làm và là vài công việc cơ bản mà người lập nghiệp cần làm và làm tốt theo thứ tự như đổ cát vào phễu vậy.
1. Vạch ra một loạt sách lược kinh doanh
Những sách lược này phải được hoàn tất vào thời kỳ đầu lập nghiệp. Trước khi công ty góp vốn, phải đưa ra hệ thống sách lược hoàn chỉnh. Không có một sách lược cụ thể, chi tiết thì sự nghiệp kinh doanh của bạn cũng như mớ hỗn độn.
2. Vạch kế hoạch của mình
Đây là điều kiện cơ sở của việc góp vốn, là cương lĩnh quản lý kinh doanh sau này. Mỗi start up muốn thành công cần phải có một kế hoạch kinh doanh khả thi.
3. Góp vốn
Đây là bước chủ chốt trong thành công của doanh nghiệp và cũng là điểm khó khăn khi lập công ty, các bên đầu tư không dễ dàng mạo hiểm với tiền của mình. Do đó, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các lý do để trả lời cho các câu hỏi họ đưa ra.
4. Sắp xếp nhân viên công ty
Đây là bước quan trọng sau bước góp vốn là một vấn đề tế nhị. Tìm được cộng sự tâm huyết, tài năng để cống hiến cho doanh nghiệp cũng là vấn đề gây đau đầu cho không ít start up. Bạn phải thuyết phục họ bằng kế hoạch kinh doanh khả thi của mình và cũng phải đảm bảo thù lao xứng đáng cho họ.
5. Thiếp lập cơ cấu kinh doanh
Bất cứ công ty nào dù lớn hay nhỏ cũng không được xem nhẹ công việc này. Bạn lựa chọn kinh doanh từ lĩnh vực nào thì phải xem xét và xây dựng cơ cấu kinh doanh hợp lý.
6. Thiết lập mạng lưới tiêu thụ
Kinh doanh thành công cần phải xây dựng được mạng lưới tiêu thụ. Vấn đề này có liên quan đến tính mệnh công ty và quy tụ lợi nhuận.
7. Bố trí dịch vụ sau bán hàng
Rất nhiều công ty mới thành lập coi nhẹ điểm này (vì thế tạo nên hiện tượng bán nhanh nhưng phục vụ sau lại bán chậm chạp trên thị trường).
8. Xây dựng bộ phận sản xuất vững mạnh
Sản phẩm có chất lượng hay không phụ thuộc vào bộ phận sản xuất. Có rất nhiều vấn đề làm thế nào để tổ hợp các yếu tố và đạt được ưu thế.
9. Đem ý thức về chất lượng xuyên suốt mọi khâu, mọi bộ phận.
Nếu công ty bạn muốn có chỗ đứng vững , đây là điểm quan trọng. Mọi sự phát triển bền vững đều cần lấy chất lượng làm hàng đầu.
10. Kiểm soát tài chính công ty
Tuy rằng công ty bạn mới thành lập nhưng báo cáo tài chính vẫn phải đầy đủ và chính xác như bất kỳ công ty nào.
11. Thành lập hệ thống điều hành công ty
Nhất thiết không được cho rằng công việc này để sau hãy làm.
Tất cả những công việc nói trên đều cần bạn phải hoàn thành, xem ra có vẻ nhiều nhưng bạn đừng ngại. Bạn phải có một thời gian biểu chính xác tới từng phút và phân những công việc trên thành những việc nhỏ cụ thể, sau đó cố gắng sắp xếp lại chúng. Có làm như vậy bạn mới có thể hoàn thành được nhiều việc trong một ngày. Nhưng hãy nhớ rằng bất cứ lúc nào bạn cũng đừng quên “chiếc phễu cát”.
Một thói quen làm việc tốt là biết cụ thể hóa những công việc trừu tượng thành bước đi thực tế. Bạn không thể ngay lập tức bê được hòn đá to nhưng bạn có thể chia nó ra thành từng hạt nhỏ, sau đó dần dần bê hết cả hòn đá. Như vậy, bạn mới phát hiện rằng- những công việc này không khó như bạn nghĩ. Một thời gian sau bạn sẽ thấy, dưới chân bạn có một hòn núi nhỏ.
Theo hoclamgiau