Thị trường công nghệ thế giới: Thông quan ngàn tỷ USD

05/08/2015 02:51

Thị trường công nghệ thế giới: Thông quan ngàn tỷ USD

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đạt được thỏa thuận cắt giảm mức thuế trị giá hơn 1 ngàn tỷ USD trong lĩnh vực sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) và mở ra cơ hội cho vòng đàm phán Doha.


Mỹ, Trung Quốc, EU và hơn 50 thành viên khác của WTO đã đạt được thỏa thuận giảm thuế các sản phẩm CNTT bao gồm game, chất bán dẫn và hộp mực máy in... nhằm gia tăng thương mại và giảm giá cho người tiêu dùng.

 

Thỏa thuận công bố hôm thứ Sáu tuần trước, bổ sung 200 chủng loại sản phẩm được điều chỉnh bởi Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA) năm 1997, được ca ngợi là "quyết định cắt giảm thuế quan trọng nhất của WTO trong gần hai thập kỷ qua". Bởi vì, ITA bao gồm khoảng 4.000 tỷ USD/năm trong thương mại toàn cầu nhưng danh sách sản phẩm thì chưa một lần được mở rộng kể từ 1996

 

Ông Roberto Azevedo, Tổng giám đốc WTO, cho biết, các sản phẩm CNTT hiện nay đã chiếm khoảng 7% của thương mại toàn cầu, vượt qua ô tô, dệt may, sắt và thép kết hợ

 

"Loại bỏ thuế quan trong lĩnh vực này sẽ có một tác động rất lớn vì không chỉ hỗ trợ giá thấp hơn cho người tiêu dùng, mà còn trợ giá cho lĩnh vực khác có sử dụng các sản phẩm CNTT, qua đó sẽ tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng GDP trên toàn thế giới ", ông Azevedo cho biết.

 

Mức cắt giảm thuế trị giá khoảng 1,3 ngàn tỷ USD, dự kiến sẽ tăng thêm 190 tỷ USD cho kinh tế thế giới. Hiệp định liên quan các sản phẩm có tổng trị giá trên toàn cầu lên tới 1.000 tỷ USD, trong đó riêng các doanh nghiệp Mỹ chiếm khoảng 100 tỷ USD.

 

Đai diện thương mại Mỹ Michael Froman đánh giá hiệp định là một thông tin rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Mỹ, những đơn vị vốn chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao trong ngành công nghệ thông tin, đồng thời sẽ bảo đảm việc làm cho 60.000 lao động tại Mỹ. Các công ty công nghệ lớn của Mỹ như General Electric, Intel, Microsoft... hưởng lợi từ thỏa thuận cắt giảm thuế này.

 

công nghệ thông tin doanhnhansaigon


Có 5 nền kinh tế gồm Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Colombia và Mauritius không tham gia ký kết thỏa thuận này với lý do "cần thảo luận thêm hoặc các quan chức chịu trách nhiệm liên quan đang đi công tác". Các chi tiết về lộ trình cụ thể cắt giảm thuế cho lĩnh vực này sẽ được các bên tiếp tục bàn thảo trước khi công bố tại hội nghị WTO tháng 12 tới tại Kenya.

 

Bước đột phá cho thỏa thuận trên chính là chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 11/2014 khi hai nước Mỹ và Trung Quốc nhất trí tháo gỡ các bế tắc song phương liên quan hiệp định.Trung Quốc mở cửa thị trường CNTT khi tự tin với ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn đã phát triển trong 15 năm qua.

 

Năm 2013, nước này nhập khẩu hơn 230 tỷ USD nguyên liệu cho ngành công nghiệp bán dẫn. Mặc dù chưa có các nghiên cứu chi tiết nhưng WTO cho rằng, thỏa thuận cắt giảm thuế này sẽ giúp tăng thương mại trong lĩnh vực điện tử của Đông Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Cả ba khu vực này có kim ngạch xuất và nhập khẩu mặt hàng điện tử rất cao, trong đó riêng châu Âu đã xuất khẩu 90 tỷ USD và nhập khẩu hơn 70 tỷ USD.

 

Mặc dù một số sản phẩm quan trọng của lĩnh vực CNTT sẽ không có trong thỏa thuận, trong số đó có màn hình và pin lithium ion LED, nhưng thỏa thuận này vẫn được đón nhận như một bước ngoặt cho thương mại của thế giới.

 

Thỏa thuận cho thấy hệ thống thương mại đa phương có thể được phục hồi sau nhiều thất bại đàm phán ở Doha trong bối cảnh bế tắc về các thỏa thuận trợ cấp nông nghiệp. Bế tắc này dẫn đến các mô hình đa phương khác ở quy mô nhỏ hơn, trong đó đáng chú ý là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương gồm Mỹ, Nhật Bản và 10 nền kinh tế Thái Bình Dương khác, chiếm khoảng 40% GDP kinh tế toàn cầu.

 

 

(Theo DNSG)