Sự thật về khởi nghiệp
19/09/2014 11:40
Làm thế nào để gây dựng và vận hành một doanh nghiệp thành công là câu hỏi lớn đối với rất nhiều người. Trong bối cảnh nền kinh tế đầy cạnh tranh và liên tục có nhiều biến động như hiện nay, một doanh nhân muốn thành công không chỉ cần những ý tưởng “điên rồ”, sự đam mê và khát khao thay đổi thế giới mà còn cần phải học và làm chủ rất nhiều điều khác nữa. Sau đây là những bài học được rút ra từ thực tế của thế giới khởi nghiệp.
1. Bạn hãy tin rằng, trong giai đoạn khởi nghiệp, thành công chỉ chọn những người điên khùng, đam mê; những người tin rằng họ có thể thay đổi cả thế giới.
Bạn cần tạo một sứ mệnh cao cả, có đủ phi thực tế, và chăm chỉ, chăm chỉ làm việc, tiếp tục mạo hiểm, cộng thêm một chút lo lắng trước những nguy cơ, từ đó bạn chiêu nạp những người quan tâm tới điều bạn đang làm. Bạn bắt đầu tận hưởng quá trình khởi nghiệp mà không quan tâm đến kết quả.
Khi bạn làm được những điều có giá trị, sẽ có người khác bắt chước làm theo, bạn sẽ có thêm sự cạnh tranh. Bạn lo lắng, e ngại, nhưng những điều đó giúp bạn mạnh mẽ hơn.
2. Nếu với vai trò một doanh nhân nội tại, bạn đấu tranh chống lại mô hình quản lý vớ vẩn nhưng đã ăn sâu bám rễ trong công ty. Bạn cần phải làm mọi thứ ngược lại: Hãy giết con bò cái hái ra tiền vì đây chỉ là mục đích gây quỹ để nuôi những con bò con (Apple có thể tồn tại được không nếu họ cố “bảo vệ” con bò cái hái ra tiền là Apple II?)
Bạn cần tìm thuê những người bị truyền nhiễm; đó là người “hiểu ý tưởng” và “yêu ý tưởng” của bạn và muốn thay đổi thế giới với nó để hỗ trợ bạn. Nhưng bạn hãy đặt công ty lên hàng đầu và khi sự nghiệp của bạn thành công thì sản phẩm và đội của bạn sẽ trở thành xu thế chủ đạo của công ty.
3. Khi một tổ chức sở hữu một công nghệ nào đó quyết định chuyển nhượng, cấp phép hoặc bán đứt công nghệ của họ chỉ với duy nhất một chiếc đĩa DVD chứa các dữ liệu nghiên cứu mà không có một nhân viên nào của họ đi theo. Sự thật, không dễ gì sản phẩm hóa một công nghệ, nếu dễ dàng thì công ty khác đã thực hiện rồi.
Bạn có thể tìm thuê một thành viên của tổ chức đó, hiểu công nghệ ấy và có thể cải tiến, hết mình để biến nó thành một sản phẩm. Người đó từ bỏ hoàn toàn công việc cũ, chỉ mang theo trí tuệ thôi. Con đường này sẽ nhanh hơn, rẻ hơn và dễ dàng hơn trong quá trình thương mại hóa.
4. Câu tuyên bố sứ mệnh sẽ gây ấn tượng với những người đọc bản kế hoạch kinh doanh của bạn, nhưng không phải ai cũng có thể nhớ. Bạn cần tạo câu thần chú chỉ dài ba bốn từ thôi, giúp nhân viên thực sự hiểu được tại sao tổ chức lại tồn tại. Nếu nhân viên hiểu câu đó nói lên điều gì thì điều đó có ý nghĩa và dễ nhớ, nếu không thì nó chỉ là câu vớ vẩn.
Để giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc, chỉ cần gõ vào Google cụm từ “người tạo tuyên bố sứ mệnh Dilbert”, bạn sẽ tìm được câu tuyên bố sứ mệnh trong mơ của mình. Đối với câu thần chú bạn cũng làm như vậy.
Đó là những bí mật từ Apple.
Vân Anh (Theo Guy Kawasaki)
www.nhuongquyenvietnam.com