Phương châm quản lý của nhà sáng lập 7 - Eleven Nhật.

18/04/2014 12:33

Phương châm quản lý của nhà sáng lập 7 - Eleven Nhật. Khi nói về sự thành công của 7-Eleven Nhật, chúng ta không nên quên Hirofumi Suzuki, nhà sáng lập thực sự của 7-Eleven Nhật, và là người nắm quyền lãnh đạo công ty với cương vị là Chủ tịch.

Ông Hirofumi Suzuki (trái) là người sáng lập thật sự của 7-Eleven Nhật. Ảnh: Internet

Suzuki tốt nghiệp trường Đại học Chuo và làm việc ở Tohan Corp. trước khi gia nhập công ty Ito-Yokado vào năm 1963. Ông được bổ nhiệm vào bộ phận quản lý mặc dù không có chút kinh nghiệm gì về kinh doanh. Có lẽ vì lý do này mà sự nghiệp của ông được xem như là độc nhất vô nhị. Suzuki thương lượng với Southland Ltd., USA Mỹ để liên kết với Ito-Yokado và rồi giữ vai trò điều hành việc quản lý 7-Eleven Nhật từ khi thành lập cho đến ngày nay.

Chúng ta sẽ tìm thấy bản chất phương châm quản lý của 7-Eleven Nhật trong các câu nói của ông. Ông thường nói rằng nền tảng cơ bản của việc quản lý là một sự “đáp ứng nhu cầu thay đổi” và “tự cải tổ”. Thật thú vị rằng ông luôn đòi hỏi một hệ thống lãnh đạo có quyền quyết định từ trên xuống dưới, trong khi đó lại hết lòng tán thành năng lực của một bộ máy tổ chức dàn trải.

"1. Quan niệm quản lý của tôi là phải nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đổi mới trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

2. Vấn đề quan trọng là phải có khả năng thay đổi cách suy nghĩ của bạn nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi đó.

3. Chỉ bằng sự cải tổ thì các cửa hàng và công ty mới có thể quản lý kinh doanh thành công một cách chắc chắn nhất.

4. Điều quan trọng để tiếp tục công việc kinh doanh mà người khác bỏ cuộc vì thiếu cơ hội kinh doanh là tạo ra một công việc kinh doanh mới bằng cách bỏ đi lối tư duy kinh doanh cũ.

5. Tình trạng kinh doanh trước đây cần phải hủy bỏ vì kinh nghiệm thành công trong quá khứ sẽ không giúp gì cho hiện tại.

6. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu thay đổi, trong kinh doanh, còn cần phải suy nghĩ khách hàng đang tìm kiếm gì và chúng ta phải làm gì.

7. Vào thời điểm khi cần có sự thay đổi, mọi thứ không thể thay đổi nếu không có quyết định đồng bộ.

8. Một người lãnh đạo nên tự nhận thức và có khả năng đánh giá việc quản lý kinh doanh của mình một cách khách quan.

9. Dự đoán cho những năm sắp tới và lên kế hoạch dựa trên dự toán đó chỉ làm cho người ta khó lòng có những thay đổi.”

Suzuki cho rằng khái niệm về việc đặt hàng chuẩn xác dựa trên nguyên tắc quản lý từng mặt hàng một nên được đặt làm nền tảng cho công việc kinh doanh bán lẻ và hiểu rằng POS  là công cụ để thực hiện chức năng này.

"1. Đối với việc kinh doanh bán lẻ, điều quan trọng nhất là tự chủ việc đặt hàng.

2. Luôn luôn cần đưa ra một giả thuyết, thực hiện và kiểm tra kết quả.

3. POS chỉ đơn thuần là công cụ kiểm tra giả thuyết được đưa ra.

4. Nắm bắt xu hướng bán hàng các loại hàng hóa đơn lẻ và phân tích kỹ mối quan hệ nhân quả và phải xử lý tình hình.

5. Những biện pháp về việc làm cách nào để khỏi bị mất cơ hội kinh doanh sẽ liên quan trực tiếp với hiệu quả kinh doanh."

Suzuki xem xét triển khai những mặt hàng kinh doanh khác biệt với các đối thủ khác, ngay cả trên thị trường cung vượt quá cầu, nhằm loại bỏ sự cạnh tranh không cần thiết. Ngoài ra, ông ta còn đặt câu hỏi cho ý tưởng “gia tăng việc phân loại sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng” và quả quyết rằng việc thu hẹp sản phẩm liên quan đến giá trị là rất quan trọng.

“1. Trong tình hình cung vượt quá cầu, cần phải điều hành bộ máy kinh doanh trên quan điểm của người tiêu dùng.

2. Cần phải sâu sát hiểu rõ người tiêu dùng và cảm nhận được những gì họ cần để có thể đáp ứng được nhu cầu đó.

3. Sự đa dạng hóa quá mức sẽ dẫn đến việc tạo ra những sản phẩm định kiến bởi sự tưởng tượng ích kỷ của nhà sản xuất và người bán.

4. Trong trường hợp đa dạng hóa, cần thu hẹp trong giới hạn những sản phẩm có thể bán được tốt nhất.

5. Xu hướng tiêu dùng đang có khuynh hướng thiên về chất lượng của sản phẩm hơn là giá cả của sản phẩm.

6. Nếu không có chất lượng, khó đạt được kết quả về số lượng như mong muốn.”
 
Theo Nhượng Quyền Thương Hiệu