Lập kế hoạch tài chính: Liệu có thực sự cần?
03/12/2015 05:10
"Kế hoạch chẳng có giá trị gì". Bạn có ngạc nhiên không khi đây lại là lời khuyên của một người sống bằng nghề lập kế hoạch tài chính?
Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia lập kế hoạch tài chính Carl Richards, sáng lập công ty thiết lập danh mục đầu tư Prasada Capital Management trong cuốn sách “Lỗ hổng hành vi chi tiêu”.
Kế hoạch chẳng có giá trị gì
Kế hoạch tài chính chẳng có giá trị gì, nhưng quá trình lập kế hoạch tài chính thì rất quan trọng. Một kế hoạch giả định bạn biết điều gì sắp diễn ra - dù bạn không biết. Ngược lại, lập kế hoạch theo nghĩa đen là một quá trình dựa vào thực tế cân nhắc đến sự bất khả dự đoán của cuộc sống. Nó đòi hỏi chúng ta đưa ra những quyết định dựa trên những gì đang diễn ra, hơn là đưa ra những quyết định dựa trên những gì chúng ta hy vọng, mong đợi hay sợ hãi sẽ xảy ra.
Một kế hoạch tài chính truyền thống bắt đầu với nhiều giả định. Những giả định này chủ yếu nói về các nhân tố như tỷ lệ lạm phát của tương lai, thị trường chứng khoán sẽ làm gì, bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu, khi nào bạn sẽ nghỉ hưu, bạn sẽ dành bao nhiêu cho nghỉ hưu, và thậm chí bạn sẽ chết khi nào.
Nếu đã trải qua quá trình này, bạn sẽ biết điều đó không hề thoải mái. Một lý do cho việc không thoải mái là chúng ta biết dù có cố gắng đưa ra những giả định chính xác như thế nào về những sự kiện tương lai, chúng ta cũng sẽ sai.
Chúng ta không biết lạm phát sẽ có mức trung bình 3% một năm, hoặc thị trường chứng khoán sẽ tăng 8% một năm, hoặc chúng ta sẽ có thể tiết kiệm 10% tiền lương , hoặc khi nào chúng ta sẽ nghỉ hưu (chúng ta không thể lựa chọn), hoặc nghỉ hưu sẽ tốn bao nhiêu, hoặc thậm chí khi nào chúng ta sẽ chết (61 tuổi? 78 tuổi? 92 tuổi? 37 tuổi?).
Chúng ta hãy đối mặt với nó: Một cuộc điện thoại có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống, những kế hoạch, bổn phận và nguồn lực của bạn. Như một câu ngạn ngữ đã nói: Bạn lập kế hoạch còn Thượng đế thì cười.
Đây là một trong những sự mỉa mai tàn nhẫn của việc cố gắng lập kế hoạch: bạn không có thông tin bạn cần khi bắt đầu. Điều này có nghĩa là kế hoạch của bạn, dù nó là gì, thì phần lớn cũng dựa vào sự hư cấu đáng tin cậy nhiều hơn hoặc ít hơn - hoặc thậm chí khả năng tưởng tượng.
Tất cả giả định của chúng ta đều là những dự đoán. Chúng ta cần bao nhiêu cho việc nghỉ hưu? Câu trả lời phụ thuộc vào lạm phát, tỷ lệ thuế, sức khỏe của chúng ta… danh sách là vô tận. Và chúng ta không thể thực sự dự đoán được bất kỳ vấn đề nào.
Chúng ta cần lên kế hoạch. Nhưng nếu chấp nhận thực tế rằng thậm chí kế hoạch tốt nhất cũng có thể trở thành một câu chuyện viễn tưởng về tương lai, chúng ta có thể tập trung năng lượng vào quá trình lên kế hoạch thay vì quá ám ảnh với những giả định.
Hãy đưa ra dự đoán tốt nhất mà bạn có thể và sau đó tiến lên. Hãy đóng một chiếc cọc lên mặt đất 30 năm; hãy nghĩ về nó như một cột mốc mà bạn luôn luôn di chuyển khi có nhiều thực tế hơn.
Hãy nghĩ về sự khác biệt giữa một kế hoạch bay và một chuyến bay thực tế. Thực tế hiếm khi đi theo con đường phi công đã lên kế hoạch. Có quá nhiều biến đổi. Vì vậy, trong khi kế hoạch là quan trọng thì chìa khóa để hạ cánh an toàn là khả năng điều chỉnh hướng đi của phi công. Đó không phải là kế hoạch.
Lên kế hoạch ngắn hạn cho những kết quả dài hạn
Một khi đã có ý tưởng chung cho điểm đến, bạn hãy hướng đến những điều bạn có thể làm trong thời gian ngắn. Tập trung vào 3 năm tiếp theo. Nghĩ về những khuôn mẫu ngắn hạn hơn thúc đẩy chúng ta hành động dựa trên những gì đang thực sự diễn ra. Điều này là cách ứng xử có kỹ năng hơn cả việc lo lắng về những gì có thể xảy ra trong 15 năm (hoặc thậm chí 5 năm). Hãy nhớ: Chúng ta chỉ không biết.
Đó là lý do tại sao việc cố gắng sống cho hiện tại rất quan trọng. Hiện tại là nơi duy nhất chúng ta có thể sống. Khi sống cho hiện tại, chúng ta bị ám ảnh bởi những gì đang thực sự diễn ra - đối với chúng ta và thế giới nói chung. Sau đó chúng ta có thể hành động dựa vào nhận thức đó. Và việc lập kế hoạch tài chính dựa vào thực tế có xu hướng dẫn đến những kết quả tốt hơn.
Ngược lại, khi sống cho tương lai, chúng ta lạc vào sự lạ thường hoặc sợ hãi. Khi sống cho quá khứ, chúng ta lạc vào nuối tiếc hoặc hoài cổ. Việc lập kế hoạch tài chính dựa vào sự lạ thường, nỗi sợ hãi, tiếc nuối và hoài cổ có vẻ dẫn đến nhiều hơn những điều như thế.
Hoặc thiết lập một hướng đi, nhận thức bạn sẽ chắc chắn sai và lên kế hoạch dựa vào những điều chỉnh hướng đi. Hãy nhớ: Tiến trình lên kế hoạch - không phải kế hoạch - sẽ hướng bạn đến những mục tiêu.
Theo Hoc Lam Giau