Ngày nay, quảng cáo không còn để bán sản phẩm

11/11/2015 01:48

Ngày nay, quảng cáo không còn để bán sản phẩm

Sự thay đổi nhận thức của người tiêu dùng với quảng cáo cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của nền tảng kỹ thuật số tiếp tục thức đẩy ranh giới của công nghiệp quảng cáo truyền thống ra khỏi khu vực an toàn của nó.


Không ai có thể phủ nhận quảng cáo và truyền thông đã trải qua những biến động đáng kể trong thập kỷ vừa qua. Hiện tại, người tiêu dùng cân nhắc nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định mua, và những chiến lược quảng cáo không còn hiệu quả như trước nữa.

 

Đổi lại, các thương hiệu phải rất vất vả để có thể đáp ứng được nhu cầu về sự khác biệt của người tiêu dùng.

 

Các thương hiệu ngày nay luôn mong đợi có một vai trò khác ngoài việc bán sản phẩm. Người tiêu dùng đang tìm kiếm điều gì đó có ý nghĩa và có thể mang đến với giá trị cơ bản của con người. Họ đầu tư vào những thương hiệu có khả năng mang đến những điều tốt đẹp, không chỉ cho những cá nhân mà còn là cộng đồng. Những thương hiệu hấp dẫn là những thứ sẽ mang lại lợi ích cho nhân loại.

 

Trong ngắn hạn, người tiêu dùng muốn có được một sự phù hợp. Các thương hiệu có thể đáp ứng nhu cầu này bằng cách cung cấp các sản phẩm có thể phục vụ tốt hơn, và các quảng cáo cần phản ánh được những tư tưởng này.

 

Dưới đây là 2 ví dụ về những thương hiệu đã đạt được điều này:

 

Three Papas (Trung Quốc)

 

Thương hiệu máy lọc không khí của Trung Quốc, Three Papas được tạo ra bởi ba người cha lo lắng về sức khỏe của con mình, vì ô nhiễm không khí luôn là mối quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh.

 

Sản phẩm đầu tiên đã được đưa đến cho nhà bán lẻ B2C lớn thứ hai Trung Quốc, JD.com vào tháng 9, 2014. Three Papas sử dụng ý kiến của các lãnh đạo chủ chốt để chia sẻ thông điệp trên kênh truyền thông xã hội của Trung Quốc. Đặc biệt là củng cố lòng trung thành với thương hiệu trên các ứng dụng giao tiếp phổ biến nhất Trung Quốc là Weibo và Wechat. Trong vòng một tháng, Three Papas thu được hơn 10 triệu Nhân dân tệ (khoảng 1,6 triệu Đô la Mỹ).

 

 

Điều này gợi ý rằng các nhà tiếp thị cần đào sâu hơn vào nhận thức thực sự của người tiêu dùng, vì nó có thể dẫn đến những ý tưởng truyền thông tươi sáng hơn có thể cộng hưởng với người tiêu dùng. Các nhà tiếp thị không thể hy vọng người tiêu dùng thông minh sẽ chỉ theo đuổi một thương hiệu mà trải nghiệm cho khách hàng đã lỗi thời.

 

Chiến dịch Life Paint của Volvo (Tạm dịch: nước sơn của cuộc sống)

 

Chiến dịch Life Paint là một ví dụ tuyệt vời khác về quảng cáo vượt quá sự mong đợi truyền thống. Dự án có mục đích khiến cho việc đi xe vào ban đêm an toàn hơn với thông điệp phổ biến thông qua nền tảng kỹ thuật số, bao gồm cả nội dung video trên Youtube.

 

Việc xịt sơn phản chiếu có thể áp dụng với kim loại, nhựa, bề mặt vải và nó sẽ sáng rực lên khi được chiếu ánh sáng của đèn pha. Ý tưởng này đã làm gia tăng giá trị thương hiệu của Volvo về độ an toàn. Nhưng nó cũng phải mất bước đi khá xa để đến được với mức độ an toàn của hành khách trên xe hơi.

 

Tóm lại, các nhà tiếp thị cần vượt ra ngoài những suy nghĩ rằng quảng cáo là để bán sản phẩm- quảng cáo phải bán sự phù hợp. Khái niệm này cũng được biết đến như hình thức phi quảng cáo. Tức là các nhà tiếp thị cần hiểu biết về người tiêu dùng, thấu hiểu văn hóa và điều chỉnh các kênh đúng đắn để truyền thông những ý tưởng phi quảng cáo.

 

Khi muốn tạo ra một chiến dịch quảng cáo thắng lợi cho thị trường kỹ thuật số hiện nay, nhà tiếp thị cần phải bước ra khỏi hành trình dẫn đến việc khách hàng mua hàng đã lỗi thời và đặt mình vào vị trí của khách hàng.

 

Theo Trí Thức Trẻ