Nếu sếp bạn có 9 dấu hiệu này, hãy "thề chết" trung thành với họ

08/04/2017 07:30

Nếu sếp bạn có 9 dấu hiệu này, hãy "thề chết" trung thành với họ

Làm sao để biết sếp của bạn là người tốt, hay xấu? Ai là quân tử, ai có lòng dạ tiểu nhân? Hãy tham khảo 9 dấu hiệu sau đây - đã được các nhà nghiên cứu tại Harvard tổng hợp lại.


Có câu: "Nhân viên không bao giờ rời bỏ công ty, họ chỉ bỏ sếp của mình".

Vậy làm sao để biết sếp của bạn là người tốt, hay xấu? Ai là quân tử, ai có lòng dạ tiểu nhân? Hãy tham khảo 9 dấu hiệu sau đây - đã được các nhà nghiên cứu tại Harvard tổng hợp lại.

1. Lắng nghe trước, hành động sau

Dù gặp phải bất kì sự cố gì, nghiêm trọng, hay không nghiêm trọng, nếu sếp bạn chọn phương án lắng nghe các thành viên trong nhóm trước, thay vì ngay lập tức mắng mỏ, dọa nạt, đó hẳn là một ông sếp tốt.

Việc chịu khó lắng nghe chứng tỏ sếp bạn là người biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Ở người sếp ấy, bạn sẽ học được 2 giá trị: thấu hiểu và sự cảm thông.

2. Không đưa ra quyết định ở thời điểm nóng giận

Nếu vì nóng giận mà sếp bạn đuổi việc, hoặc thẳng tay phạt nặng một ai đó, hãy cân nhắc thật kĩ việc có nên theo ông sếp này hay không.

Bởi theo các chuyên gia ở Harvard, hành động xử lý công việc trong cơn nóng giận là điều cực kì kém khôn ngoan, chứng tỏ người này không biết tiết chế cảm xúc của mình.

Còn một nhà quản lý tài ba sẽ thường chờ cho tới khi cơn giận dữ qua đi, cho tới khi mọi người bình tĩnh lại, sau đó mới đưa ra hành động sáng suốt.

3. "Anh cái gì cũng biết"

Nếu gặp phải sếp "biết tuốt", bạn nên dè chừng ngay. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy sếp bạn thích tỏ ra "nguy hiểm", rằng anh biết tất cả mọi thứ.

Trên thực tế, bạn cần một người sếp khiêm tốn hơn thế. Sếp giỏi là người sẵn sàng nói "Cái này anh chưa biết", và ngay sau đó họ sẽ tìm mọi cách để tìm hiểu về vấn đề này - nếu đây là câu hỏi thực sự quan trọng. Bản thân họ không coi đó là một điểm yếu, mà tin rằng đây là quá trình để hoàn thiện bản thân.

4. Sếp giỏi không bao giờ tự nhận mình là người thông minh nhất phòng

Tư duy muốn được công nhận là người thông minh chỉ phù hợp với đối tượng nhân viên, còn sếp giỏi thì không. Lãnh đạo giỏi muốn người thông minh làm việc cho mình. Họ sẽ đóng vai trò là người chỉ huy dàn nhạc, còn nhân viên chính là các nhạc công suất sắc.

5. Sếp giỏi tuy nói chỉ quan tâm tới kết quả, nhưng thực ra rất để ý tới quá trình

Sếp giỏi biết rằng, để có được thành quả, nhân viên luôn cần có quá trình phấn đấu. Thành quả chính là quá trình của hàng ngày, hàng giờ tập luyện và lao động siêng năng. Nói chỉ quan tâm đến kết quả thực ra là cách để tránh tâng bốc nhân viên của mình. Thực ra, họ rất để ý tới quá trình nhân viên đạt được thành quả.

6. Sếp giỏi luôn phê bình, nhưng mang tính xây dựng, và tích cực

Thế nào là phê bình mang tính xây dựng? Đó là chỉ ra được cái sai của người khác, nhưng cũng đồng thời phải đưa ra cho họ được giải pháp. Sếp giỏi là người luôn tìm cách giúp đỡ nhân viên, chứ không phải vùi dập họ.

7. Sếp giỏi không bao giờ nói: "Đó không phải việc của anh"

Thực chất, đã là lãnh đạo, là người chịu trách nhiệm cao nhất trong đội, nhóm, mọi công việc đều "là việc của sếp". Có điều, người phải thực thi là nhân viên. Sếp giỏi luôn chịu trách nhiệm, ngược lại, họ chỉ là người hưởng lương cao nhất phòng, việc nhẹ nhất phòng.

8. Sếp giỏi là người biết trao quyền

Sếp giỏi sẽ không ôm hết việc vào mình, bởi nếu việc gì cũng tới tay, họ sẽ chẳng bao giờ có thời gian để "hoạch định" về tương lai tốt đẹp của công ty. Thay vào đó, họ chấp nhận trao quyền cho nhân viên đủ năng lực, đủ kinh nghiệm và có đủ đạo đức. Sếp giỏi sẽ tạo ra môi trường để mọi người cùng làm việc, thay vì làm việc hết cả phần người khác.

9. Sếp giỏi luôn có cách của mình

Thường thì khi đứng trước khó khăn, sếp giỏi luôn tìm ra cách để giải quyết vấn đề, thay vì gạt bỏ mọi ý kiến của cấp dưới. Những câu như: "Anh thấy khó lắm", "Anh thấy không khả thi" sẽ ít khi được sếp giỏi nói ra. Thay vào đó, sếp giỏi sẽ nói rằng: "Cứ làm đi em, anh có cách"...

 

Huyền My

Theo Trí Thức Trẻ