Mua nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng, phải chấp nhận sự độc đoán

16/04/2015 05:42

Mua nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng, phải chấp nhận sự độc đoán


Một trong những lý do chính để chọn một thương hiệu nhượng quyền đã nổi tiếng là số lượng khách hàng hiện có của thương hiệu đó.


Nhưng trước khi bạn đặt bút ký vào hợp đồng, hãy cân nhắc mặt trái của những thương hiệu nổi tiếng này. Một là, những thương hiệu lớn và hoạt động ổn định thường có xu hướng bão hòa trên thị trường và có nhiều đối thủ cạnh tranh. Điều quan trọng hơn đối với người mua quyền thương mại là thường chỉ còn rất ít địa điểm kinh doanh thuận lợi. Và hai là, việc tham gia vào một cơ hội kinh doanh ít rủi ro luôn đồng nghĩa với việc phải bỏ ra chi phí rất cao để gia nhập hệ thống, vì thương hiệu quá mạnh – ít rủi ro cũng có nghĩa là chi phí tham gia hệ thống cao hơn.

 

Xét trên góc độ điều hành, những hệ thống nhượng quyền này thường trở nên độc đoán và quan liêu hơn cùng với đà phát triển. Vì các thủ tục hành chính mà công ty có thể sẽ rối tung rối mù đến nỗi nó mất đi mối liên hệ với thị trường của nó. Một số người mua quyền thương mại còn cảm thấy mất phương hướng trong cái mớ thủ tục ấy, trong khi đó đối với những người mua khác thì thậm chí đến những quyết định nhỏ nhặt nhất cũng do chủ thương hiệu chỉ đạo. Một số người mua quyền kinh doanh lại rất phát đạt với kiểu kiểm soát này. Khi được hỏi kinh doanh nhượng quyền hoạt động như thế nào, một chủ nhà hàng bình dân vui vẻ phát biểu: “Chúng tôi tuân thủ 100% hướng dẫn của chủ thương hiệu. Những gì họ nói chúng tôi đều làm theo. Họ muốn mọi thứ phải đồng nhất, họ nói cho chúng tôi biết nên sử dụng bao nhiêu và nên bán bao nhiêu.”

Một số người mua quyền thương mại kinh doanh thức ăn nhanh mà chúng tôi nói chuyện đã phát biểu rõ ràng rằng với một thương hiệu lớn bạn sẽ gần như có được cả khách hàng và lợi nhuận ngay tức khắc. Nhưng một người mua quyền thương mại của một thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng nói: “Mô hình nhượng quyền không dành cho tất cả mọi người. Bạn phải có khí phách cần thiết để có thể giải quyết những khoản vay ngân hàng lớn cho quá trình khởi nghiệp.” Ngoài ra, một số người mua quyền thương mại còn đề cập đến mức độ kiểm soát nghiêm ngặt do chủ thương hiệu đặt ra. Một người đưa ra ví dụ có trường hợp cửa hàng thức ăn nhanh cần nhà vệ sinh riêng biệt cho phụ nữ nhưng quy mô cửa hàng được quy định chỉ có thể đặt một nhà vệ sinh, vì vậy chủ thương hiệu không đồng ý xây dựng thêm nhà vệ sinh đó.

 

Một người mua quyền thương mại chỉ trích một công ty khổng lồ chuyên cung cấp thức ăn nhanh chỉ cho phép những người “đủ tiêu chuẩn” theo hệ thống của họ mới được mua quyền thương mại. Người này sau khi trải qua phỏng vấn đã kết luận về vấn đề này như sau: “Hệ thống nhượng quyền của công ty này chỉ tìm kiếm người dễ bảo, được đào tạo về kinh doanh theo phương pháp của chủ thương hiệu.”

 

Kim Nữ (Tổng hợp)

www.nhuongquyenvietnam.com