Krugman: Trung Quốc đã cùng đường
Câu chuyện mà Krugman đề cập có chủ đề cơ bản: trong mấy thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã có được khả năng chi tiêu tiêu dùng không giới hạn nhờ vào nguồn cung lao động đến từ nông thôn dồi dào. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc mất cân bằng nghiêm trọng, gồm chủ yếu là đầu tư và tiêu dùng chỉ chiếm một phần nhỏ.
Giờ đây, mọi thứ đang thay đổi. Các khoản đầu tư hiệu quả không còn nhiều, và nguồn cung lao động dồi dào thì đang dần biến mất.
Thặng dư nguồn cung lao động lại có hai tác động. Thứ nhất, Trung Quốc có thể đầu tư vào các nhà máy mới và không lâm vào cảnh lợi nhuận biến mất bởi những nhà máy này vẫn có thể thu hút lao động mới từ vùng nông thôn. Thứ hai, sự cạnh tranh từ lực lượng này lại khiến tiền lương bị giữ ở mức thấp, kể cả khi nền kinh tế đã khỏe mạnh hơn.
Trên thực tế, nguyên nhân thực sự khiến tiêu dùng Trung Quốc ở mức thấp là do các hộ gia đình gần như không thấy phần lớn thu nhập của họ đang được tạo ra từ sự tăngtrưởng của nền kinh tế. Một phần chảy vào tầng lớp có lợi thế về mặt chính trị và phần lớn vẫn mắc kẹt ở các doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước).
Đây là điều bất thường nhưng đã tồn tại trong suốt mấy thập kỷ. Tuy nhiên, giờ đây, Trung Quốc đã chạm đến điểm chuyển hoán Lewis. Tại điểm này, trong thị trường lao động, sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ dần dần thu hút hết lao động dư thừa ở nông thôn và trong nông nghiệp. Tiền lương sẽ tăng lên.
Đây nên là một điều tốt. Tiền lương tăng lên và cuối cùng thì người dân Trung Quốc cũng được hưởng thành quả tăng trưởng. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc đột ngột phải đối mặt với quá trình tái cân bằng mạnh mẽ. Trong bối cảnh đầu tư đang bước vào thời kỳ hiệu suất suy giảm và sụt giảm nghiêm trọng, chi tiêu tiêu dùng phải tăng lên mạnh mẽ để thay thế đầu tư. Câu hỏi ở đây là liệu quá trình này có xảy ra đủ nhanh để tránh kịch bản lao dốc.
Theo Trí Thức Trẻ