Khi mua nhượng quyền phải tĩnh tâm

16/07/2014 10:04

Khi mua nhượng quyền phải tĩnh tâm


Một điều khá phổ biến đối với những người đi mua thương hiệu nhượng quyền là họ rất nhanh chóng rơi vào trạng thái yêu say đắm một cách rất cảm tính và muốn sỡ hữu ngay một cơ sở kinh doanh nhãn hiệu đó. Điều đó được giải thích một cách đơn giãn: hàng ngày họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu đó trong vai trò người tiêu dùng, một khi muốn làm chủ một cơ sở kinh doanh, họ dễ dàng chọn hay “trao sự nghiệp” cho thương hiệu này.


Những chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm, thường khuyên những nhà đâu tư dạng này rằng, hãy thư giãn, hãy tĩnh tâm, tìm cho mình một không gian yên tĩnh để suy nghĩ thấu đáo về tình cảm của mình cũng như những điều xung quanh thương hiệu mình sắp đầu tư. Vì đó là một quyết định lớn.

Tĩnh tâm và trả lời 18 câu hỏi

Trước khi có bất kỳ quyết định nào về nhượng quyền, hãy ngồi xuống, phân tích nhu cầu, khả năng và hạn chế của bạn liên quan đến một thương hiệu.

Việc này có thể  nếu mất ít thì cũng phải vài ngày hoặc nhiều thì vài năm. Dù mất nhiều thời gian hay không thì đây là bước quan trọng nhất, bạn không được bỏ qua.

Chẳng hạn bạn đã xem xét giữa kinh doanh độc lập và kinh doanh nhượng quyền và thấy rằng kinh doanh nhượng quyền là phù hợp, thì bước tiếp theo hãy trả lời kỹ càng những câu hỏi sau.

Trả lời những câu hỏi sau sẽ giúp bạn có bước khởi đầu tốt đẹp để sắp xếp thứ tự các tiêu chí ưu tiên cho việc lựa chọn thương hiệu.

1. Doanh nghiệp của bạn sẽ được đặt ở đâu? Trong thành phố, vùng ngoại ô, vùng thôn quê?

2. Mình có muốn đi lại hàng ngày giữa nơi làm và nơi ở không? Nếu có thì giới hạn thời gian đi lại là bao lâu?

3. Mình có muốn kinh doanh tại nhà không?

4. Mình có muốn làm việc 5 ngày 1 tuần không? Hày là 6 hoặc 7 ngày 1 tuần? Bao nhiêu giờ trong một ngày?

5. Mình có muốn là người chủ tham gia điều hành khiếm diện công việc kinh doanh không?

6. Có một lĩnh vực kinh doanh cụ thể nào mà mình muốn tham gia không?

7. Có ngành kinh doanh, sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà mình sẽ không tham gia trong bất kỳ hoàn cảnh nào không?

8. Lĩnh vực kinh doanh này có yêu cầu những điểm đặc trưng cụ thể nào không?

9. Mình muốn nhượng quyền sản phẩm hay dịch vụ?

10. Mình muốn một hệ thống nhượng quyền mới hay hệ thống đã được thiết lập từ lâu?

11. Mình muốn một hệ thống nhượng quyền lớn hay nhỏ?

12. Mình muốn một hệ thống nhượng quyền có mức tăng trưởng chậm và ổn định hay một hệ thống tăng trưởng nhanh?

 13. Mình muốn chủ thương hiệu có kiểu thái độ như thế nào? Gia trưởng? Độc tài? Tinh thần đồng nghiệp? Thoải mái?

14. Thương hiệu mình định kinh doanh được đánh giá cao không? Ở mức độ khu vực thôi hay trên quy mô quốc gia?

 15. Mình sẽ hạnh phúc với một hoặc hai đơn vị kinh doanh được nhượng quyền hay mình muốn sở hữu nhiều đơn vị kinh doanh hay phát triển toàn bộ một vùng?

 16. Trên thực tế, mình có thể đầu tư bao nhiêu tiền vào kinh doanh một thương hiệu nhượng quyền (số tiền đầu tư không phải là vay mượn hoặc gom góp ở nơi khác)?

 17. Tổng vốn đầu tư bao nhiêu thì vừa?

 18. Mình có cần phải tìm một chủ thương hiệu mà có thể cung cấp một chương trình hỗ trợ tài chính với lãi suất ưu đãi hoặc họ đã có thiết lập một mối quan hệ với một bên thứ ba chuyên cung cấp tài chính không?

 Một khi bạn đã hoàn tất những câu hỏi đó, hãy xác định yếu tố nào là có thể thay đổi được và yếu tố nào là không thể thay đổi được. Theo cách này, bạn hãy lập ra một danh sách thứ tự các ưu tiên nhằm giúp bạn trong quá trình ra quyết định.

 

Quyết định dựa trên các vấn đề cơ bản

Bạn phải thực hiện một lựa chọn quan trọng, dù đây là một phần của danh sách thứ tự các ưu tiên hoặc sau này khi bạn nhằm vào được một lĩnh vực kinh doanh hoặc doanh nghiệp cụ thể. Đó là sự lựa chọn giữa một hệ thống nhượng quyền lớn, đã có tên tuổi và một thương hiệu nhỏ, mới ra đời hoặc một thương hiệu nào đó giữa hai loại này. Đây là một quyết định rất quan trọng vì truyền thống và quy mô của hệ thống nhượng quyền sẽ tác động đến bạn ở nhiều mặt. 

 

Lời Khuyên

Hãy thận trọng nếu bạn chọn một hệ thống nhượng quyền rất nhỏ hoặc rất lớn. Nếu hệ thống đó chỉ có một vài đơn vị kinh doanh hoạt động, chủ thương hiệu có thể không đủ kinh nghiệm để điều hành hệ thống, và nếu hệ thống đó quá lớn, thì tất cả các khu vực có thể đều đã bão hòa và bạn sẽ phải làm ăn ở những nơi ít hấp dẫn hơn.

 

Ái Mỹ (Tổng Hợp)

www.nhuongquyenvietnam.com