Đâu là chìa khóa bí mật dẫn tới thành công?

25/09/2015 01:46

Đâu là chìa khóa bí mật dẫn tới thành công?

Hãy nghiên cứu những người đi trước. Bạn sẽ thấy vốn hiểu biết của mình còn ít ỏi thế nào, và một vài ý tưởng của bạn độc đáo đến đâu. Bạn cũng sẽ học cách trở nên thực sự tuyệt vời.


Câu hỏi: “Đâu là chìa khóa dẫn tới thành công?” được nêu trên trang web Quora đã tìm được câu trả lời hay nhất từ Rod D. Martin, người sáng lập và CEO của The Martin Organization:

 

Chìa khóa bí mật dẫn tới thành công là gì? Hãy nghiên cứu những người đi trước.

 

Môn lịch sử vốn có tiếng xấu. Bọn trẻ đương nhiên là ghét môn này, chúng nói rằng môn này nhàm chán, toàn phải nhớ số liệu và sự kiện. Và buồn thay, chính đây là cách dạy của nhiều giáo viên.

 

Nhưng lịch sử không chỉ toàn sự kiện và số liệu. Lịch sử là một câu chuyện, chuyện kể về những người đi trước. Và rất ít người được nêu tên trong các cuốn sách lịch sử trừ khi họ rất thành công hoặc câu chuyện của họ rất thú vị.

 

Ở mức độ nào đó, thành công chính là giải quyết các vấn đề (và kiếm tiền chính là giải quyết các vấn đề của những người khác), lịch sử dạy chúng ta cả bản chất của những vấn đề này và cách những người khác giải quyết các vấn đề khác trước chúng ta.

 

Cái đầu tiên rất quan trọng. Bạn không thể giải quyết một vấn đề mà mình không hiểu. Đây là điều bất lợi lớn đối với nhiều nhà ngoại giao đang hi vọng đem hòa bình đến với Trung Đông. Họ không nói ngôn ngữ bản địa, họ không nắm được lịch sử (cả vi mô, vĩ mô, quốc gia và cá nhân) và vì vậy họ cố gắng áp dụng “những giải pháp” chỉ có ý nghĩa với một nửa thế giới.

 

Các nhà lập trình cũng vậy. Nếu là các kỹ sư phần mềm, bạn có thể đang dùng hệ điều hành MS-DOS phiên bản 27.3, chứ không phải Windows hay một chiếc Macintosh hoặc một chiếc điện thoại thông minh. Giao diện dòng lệnh có rất nhiều ý nghĩa đối với một lập trình viên. Khách hàng của họ, và đặc biệt là nhiều người không phải là khách hàng của họ lại nghĩ ngược lại. Đánh giá tốt hơn về quan điểm của khách hàng sẽ đem lại mức tăng trưởng thị trường từ vài triệu lên vài tỷ.

 

Môn lịch sử thường dạy về quan điểm hay ít nhất là nhu cầu đối với nó. Nó chắc chắn dạy về bản chất của các vấn đề đang cần giải quyết.

 

Nhưng có lẽ quan trọng nhất là, môn lịch sử dạy chúng ta ví dụ và sự khôn ngoan của những người thành công.

 

Đối với nhiều người trong số chúng ta, Steve Jobs là một nhân vật nổi bật của thời đại chúng ta. Còn đối với những người sinh ra ở hiện tại, thì ông ấy chỉ là một người đã qua đời mà thôi. Nhàm chán vậy đó.

 

Còn có những người nhàm chán nào mà chúng ta có thể học hỏi được nhiều từ họ như Steve Jobs?

 

Điều này không có gì phải nghi ngờ. Lấy Bill Clinton, một trong những chính trị gia thành công nhất của thời đại chúng ta làm ví dụ. Chẳng lẽ không có nhiều điều có thể học hỏi từ ông, ít nhất là sự sẵn lòng đảm nhiệm vai trò tổng thống Mỹ với tỷ lệ ủng hộ lên đến 90% trong khi những người khác của Đảng Dân chủ không làm được như vậy? Và liệu Clinton có thể cũng đã tránh được việc chệch hướng đối với mọi thứ nếu ông học hỏi nhiều hơn từ David và Bathsheba?

 

Liệu Hitler có thể học hỏi được bất cứ điều gì từ cuộc xâm lược Nga của Napoleon không? Stalin thì sao?

 

James J. Hill đã xây dựng được đường ray xuyên lục địa duy nhất không cần đến tiền của chính phủ và không cần chính phủ cấp đất; đó cũng là người duy nhất không bị phá sản. Chúng ta còn có thể nghiên cứu về cuộc đời và thành tựu của Hill trong nhiều năm.

 

Ai cũng có thể kể ra những cái tên như Thomas Edison và Henry Ford, và thậm chí là một vài thành tựu của họ. Nhưng để tạo ra dây chuyền lắp ráp hiện đại thì cần những gì? Vấn đề tài chính thế nào? Làm thế nào mà cả hai người này biến những món đồ khác lạ trở thành những sản phẩm tiêu dùng phổ biến? Họ đã thất bại ở đâu và chúng ta có thể học hỏi được gì từ điều đó? Họ đã học hỏi được gì từ những thất bại đó?

 

Có lẽ bài học lớn nhất có thể học được từ những người như thế là: họ kiên định một cách không khoan nhượng đến mức từ chối bỏ cuộc. Hiểu tầm quan trọng của những khó khăn họ đối mặt và sự bền bỉ, khéo léo vượt qua chúng của họ sẽ truyền chất thép tới tận sống lưng bạn và sự can đảm trong tâm hồn bạn.

 

Ngày nào đó, khi Martin Laboratories phát minh ra động cơ nhanh hơn ánh sáng, thì một phần sẽ là do tất cả những người phản đối đã tin tưởng một cách chắc chắn là Chuck Yeager không bao giờ phá vỡ được rào cản về âm thanh.

 

Từ Scipio Africanus cho tới Richard Morris, từ Hudson Taylor cho tới Henry Flagler, từ Fred Harvey cho tới Ray Kroc, lịch sử đang có vô số câu chuyện phi thường về thành công và thất bại mà chúng ta có thể học hỏi được nhiều hơn các cách khác.

 

Hãy nghiên cứu những người đi trước. Bạn sẽ thấy vốn hiểu biết của mình còn hạn hẹp thế nào và một vài ý tưởng của bạn thực sự độc đáo ra sao. Bạn cũng sẽ học cách trở nên thực sự tuyệt vời.

 

Theo Inc