5 trách nhiệm cốt lõi của một nhà lãnh đạo

21/05/2014 12:39

5 trách nhiệm cốt lõi của một nhà lãnh đạo


Trách nhiệm của một lãnh đạo là gì? Đây là điều mà tất cả mọi người trong công ty ở bất kỳ cấp bậc từ nhân viên đến giám đốc điều hành đều muốn biết.


Hiểu những yêu cầu cần có của một lãnh đạo giúp tạo tiền đồ cho thành công của doanh nghiệp. Điều đó cũng giúp các nhân viên hiểu rõ hơn về những gì một nhà lãnh đạo cố gắng thực hiện, làm thế nào để nhân viên có thể hỗ trợ và giúp nhân viên hoàn thành những mục tiêu.

 

Dù quy mô hay loại hình công ty như thế nào, nhà lãnh đạo có 5 trách nghiệm quan trọng. Chỉ những nhà lãnh đạo, người có cái nhìn tổng thể về công ty, có thể thực hiện những nhiệm vụ sau:

 

1. Có tầm nhìn. Lãnh đạo phải xác định và định hướng chiến lược của công ty. Việc giải quyết và đưa ra các quyết định là một điều khó khăn trong quản lý doanh nghiệp. Nếu không có điều đó, công ty đơn thuần chỉ là một bộ sưu tập các mục tiêu cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc.

 

Trong khi những người khác hỗ trợ hình thành tầm nhìn chiến lược thì lãnh đạo phải có khả năng mô tả các tầm nhìn đó một cách rõ ràng, hấp dẫn và thú vị. Tất cả các nhân viên bên trong tổ chức nên hiểu định hướng đó sẽ ảnh hưởng đến công việc và trách nhiệm của họ như thế nào. Nhiều lãnh đạo không có tầm nhìn và tạo ra các tầm nhìn chiến lược như một câu khẩu hiệu hơn là trình bày các quyết định quan trọng.

 

2. Chuẩn bị nguồn lực phù hợp. Chỉ có nhà lãnh đạo mới có thể cân bằng các nguồn lực - 2 trong số những nguồn lực quan trọng là nhân lực và nguồn vốn. Lãnh đạo phải luôn sẵn sàng định lượng phù hợp và đúng thời điểm để giúp công ty phát triển.

 

Tất cả các lãnh đạo phải có kinh nghiệm trong việc đối phó với ngân sách và phân bổ nguồn lực. Công việc của lãnh đạo liên quan đến cân bằng nguồn lực bước đầu và cho các nhóm khác nhau, phù hợp với mục tiêu của công ty. Kỹ năng trong việc đưa ra quyết định đòi hỏi phải có hiểu biết sâu sắc về các khía cạnh của doanh nghiệp cũng như hiểu rõ tầm nhìn chiến lược.

 

Chọn đúng người vào đúng vị trí là một trong những điều quan trọng mà một lãnh đạo phải làm. Với đội ngũ phù hợp, mọi công việc đều ổn thỏa ngược lại mọi thứ đều là vấn đề.

 

3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa là một tập hợp quan điểm, mục tiêu, hành vi và giá trị đặc trưng của công ty. Nó cho biết mọi thứ được thực hiện như thế nào và tác động đến toàn bộ trải nghiệm của nhân viên cũng như khách hàng. Mỗi một tổ chức đều có văn hóa doanh nghiệp khác nhau - dù rõ ràng hay không – lãnh đạo cần thường xuyên quan sát và tham gia để xây dựng nền văn hóa như mong muốn.

 

Một phần quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp chính là giá trị: lãnh đạo đảm bảo tất cả các giá trị được áp dụng thống nhất từ dưới lên trên, trên tất cả các phòng ban. Một nền văn hóa tốt sẽ tạo cho con người cảm giác an toàn và được tôn trọng, cho phép doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất.

 

4. Đưa ra quyết định đúng đắn. Một lãnh đạo mới thường bất ngờ bởi chiều rộng của các vấn đề phải đối mặt. Lãnh đạo sẽ thảo luận về sản phẩm mới trong một thời gian ngắn, tiếp theo về các nguồn nhân lực - và sau đó là các vấn đề pháp lý. Không ai có thể là chuyên gia về mọi lĩnh vực trong doanh nghiệp nhưng các lãnh đạo là người được giao trọng trách trong việc ra quyết định. Nhiều vấn đề đòi hỏi giải pháp ảnh hưởng đến nhiều phòng ban và chỉ lãnh đạo có quyền biến nó thành hành động.  Mọi người có thể chối bỏ trách nhiệm nhưng lãnh đạo là người chịu trách nhiệm cuối cùng nếu không ai lên tiếng nhận trách nhiệm.

 

5. Giám sát và mang lại hiệu suất. Mọi người đều đồng ý rằng lãnh đạo chịu trách nhiệm cuối cùng cho hiệu suất của công ty. Để thành công, nhà lãnh đạo phải có vai trò tích cực trong việc kiểm soát hoạt động. Điều đó đòi hỏi nhận thức về ngành công nghiệp, thị trường và các chức năng kinh doanh chủ yếu trong công ty để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

 

Lãnh đạo cũng là đại diện kết nối giữa các hoạt động nội bộ và các đối tác bên ngoài. Lãnh đạo cần biết chắc những kì vọng khác nhau giữa các đối tác để diễn đạt và giải thích cho đội ngũ nhân viên trong công ty và đảm bảo mang lại hiệu suất cao. “You get what you measure” (tạm dịch: Nhân nào quả ấy) là một câu ngạn ngữ thích hợp cho điều đó. Lãnh đạo sẽ đề ra các cấp độ để đạt mục tiêu bất kể kích thước, chủng loại, hay đối tác.

 

Nhiều lãnh đạo bằng lòng ở lại hoặc mang việc về nhà; đó luôn là những chiến thuật cần được thực hiện. Nhưng một lãnh đạo thành công sẽ lập kế hoạch cụ thể về thời gian làm việc, tùy theo trách nhiệm (ngoại trừ trường hợp công việc khẩn cấp). Để phát triển thành công, lãnh đạo nên hiểu rõ bức tranh toàn cảnh về các chức năng mà chỉ có lãnh đạo đảm nhiệm, hãy luôn ưu tiên chúng và tìm cách giải quyết cân bằng các vấn đề.

 

Vân Anh (Theo Entrepreneur)

www.nhuongquyenvietnam.com