5 cách để trở thành một diễn giả tuyệt vời
24/04/2015 05:27
Phát biểu tại một sự kiện là cách tuyệt vời để nâng cao vị thế như một chuyên gia và PR cho việc kinh doanh. Tuy nhiên, để trở thành một diễn giả tuyệt vời lại là một nghệ thuật. Dưới đây là một số lời khuyên để thực hành và ghi lại ấn tượng dài lâu với mọi người.
1. Chỉ nhớ ý chính, không nhớ nội dung
Bạn nghĩ rằng cách tốt nhất để có một bài phát biểu hoàn hảo là nhớ nội dung từng từ một. Những cố gắng nhớ như thế sẽ tạo ra nhiều vấn đề cho một diễn giả. Để ghi nhớ cần phải luyện tập, không phải tự nhiên mà có, nếu tâm trí của bạn trống rỗng trong khi thuyết trình, bạn sẽ mất lợi thế và tạo ra sự im lặng khó xử. Hoặc tệ hơn bạn sẽ bắt đầu hoản loạn.
Thay vì nhớ nội dung hãy tập trung vào các ý chính. Làm điều đó bằng cách liệt kê các điểm chính và điểm quan trọng của nội dung, câu chuyện mà bạn muốn diễn đạt trong mỗi bài diễn thuyết. Sau đó nói thật tự nhiên về những điều đó. Nếu bạn nhớ tất cả các điểm quan trọng, thật tuyệt vời nhưng nếu bạn quên một ít, đừng sợ - bạn có thể chuyển sang ý khác.
Với cấu trúc bài lỏng lẻo, bạn sẽ linh hoạt phát triển câu chuyện nắm bắt thông tin trong mỗi bài phát biểu dựa trên phản ứng của người nghe. Đó là điểm cộng cho diễn giải tự nhiên và lôi cuốn hơn.
2. Trò chuyện với khán giả trước khi trình bày
Gặp mọi người trước khi bắt đầu buổi trình bày sẽ là một lợi thế. Thứ nhất, sẽ tạo thiện cảm. Thứ hai, sẽ đánh giá được khiếu hài hước của khán giả, điều này rất quan trọng nếu bạn là một diễn giả có xu hướng nhấn mạnh và sử dụng những câu chuyện táo bạo hay khiêu khích. Cuối cùng, bạn có thể thu nhặt một ít thông tin để đưa vào bài trình bày của mình.
Sẽ vô cùng hiệu quả nếu khán giả là một ví dụ hay sự chuyển tiếp trong bài phát biểu bởi nó tạo ra sự gần gũi và gắn kết nhiều hơn với khán giả. Nếu bạn đang nói chuyện với chủ doanh nghiệp nhỏ về marketing và giả sử như Joanne đã kể cho bạn nghe cách cô ấy sử dụng những chiến thuật tiếp thị bất thường, hãy kết hợp những câu chuyện mà cô ấy kể vào bài trình bày của bạn. "Nói về tiếp thị thông minh, tôi đã nói chuyện với Joanne - người đang ngồi ở hàng thứ 3 - cô ấy đã kể tôi nghe về cách cô ấy sử dụng một người PR đóng thế với 400 con mèo để có được khách hàng mới..."
3. Gây ấn tượng bằng hình ảnh và âm thanh
Hầu hết các diễn giả đều không đọc trực tiếp từ slide (và nếu bạn đã từng làm trước đây, bạn không nên làm thế). Nếu sử dụng slide trong suốt buổi thuyết trình, hãy tạo sự bất ngờ, đó có thể là một đoạn video ngắn và vui hay sử dụng những hình ảnh vui nhộn.
Một diễn giả, khi nói về cách mọi người muốn kinh doanh với một thương hiệu đáng tin, đã đưa một bức hình với chiếc xe hơi cũ và hỏi " Bạn có muốn kẹo không?" Minh họa tại sao bạn không làm ăn với người lạ. Cũng như một DJ, người đã dùng âm nhạc để nhấn mạnh chủ đề câu chuyện. Hay thậm chí mời một người để minh họa cho những thông điệp quan trọng. Ít nhất slide thuyết trình cũng sẽ được đánh giá chuyên nghiệp. Đây là những chiến thuật có thể đưa bài thuyết trình lên một cấp độ khác.
4. Suy nghĩ ngược lại để giảm bớt căng thẳng
Ngay cả những diễn giả dày dạn kinh nghiệm cũng cảm thấy lo lắng trước khi trình bày. Cách hiệu quả nhất để giảm áp lực là thay đổi suy nghĩ và nghĩ về thính giả chứ không phải bản thân hay bài phát biểu. Hãy nhớ bạn là người cung cấp thông tin và giá trị cho khán giả. Tập trung vào những việc hữu ích hoặc phục vụ khán giả thay vì chính mình, có thể khiến bạn thư giãn đó.
5. Tương tác
Một trong những diễn giả tuyệt vời là Michael Port - người đã đưa các khán giả lên tầm cao mới. Trong suốt buổi thuyết trình, ông luôn có những khán giả nhắc lại những thông điệp chính mà ông đã nói hay phản hồi lại những điểm chính trong bài diễn thuyết. Điều này kết nối với khán giả mà không hề phô trương, giúp họ ghi nhớ nhiều hơn.
Diễn giả thường dừng bài diễn thuyết giữa chừng để yêu cầu khán giả đưa ra những ví dụ về những ý đã trình bày.
Khi lập kế hoạch cho bài diễn thuyết, hãy nghĩ về những nơi liên quan đến khán giả và các thiết bị có thể sử dụng để kết nối với bài diễn thuyết.
Vân Anh (Theo Entrepreneur)