4 bí quyết khởi nghiệp thành công của Guy Kawasaki
21/05/2014 01:02
Ngày nay, Guy Kawasaki đi khắp thế giới như một "nhà truyền giáo" và có vai trò truyền tải những công nghệ hiện đại.
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng dày đặc và không chú ý đến những tiểu tiết, "Các phương tiện truyền thông xã hội nên có hình ảnh đẹp. Nếu có 2 câu chuyện giống hệt nhau thì câu chuyện được minh họa bằng hình ảnh đẹp sẽ giành chiến thắng" – Kawasaki nói.
Sau đây là chia sẻ những nhân tố tác động và truyền cảm hứng đến các nhà đầu tư khi lập nghiệp của Kawasaki:
1. Thấm nhuần ý nghĩa kinh doanh. Trong suy nghĩ của tôi, các công ty lớn đều có những lý do sâu xa để tồn tại hơn là chỉ kiếm tiền. Ví dụ, Apple làm chủ về thiết kế, Google làm chủ về thông tin và eBay làm chủ về thương mại. "Dù mục đích cuối cùng vẫn là tạo ra thu nhập nhưng ý nghĩa đầu tiên luôn là tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn".
2. Nhà đầu tư là người tìm kiếm sản phẩm. Có thể bạn không biết ai chân thật cho đến khi bạn tiếp xúc. Không ai đến cuộc họp và nói 'Tôi là kẻ ngốc, lười biếng và gian xảo' - hãy đầu tư cho tôi đi.
Khi giả định rằng những người cởi mở và dễ mến thường thành công, Kawasaki đã nhắc đến ông chủ cũ của mình, Steve Jobs, như một bằng chứng cho thấy đôi khi ngược lại mới là đúng. Kawasaki cho biết: “Jobs có những đặc trưng siêu phàm nhưng vô tư mà sống không thuộc trong số đó”.
Thực tế khi mọi người lập luận rằng các doanh nghiệp công nghệ lý tưởng phải sở hữu những phẩm chất tương tự như người mắc tự kỉ hoặc thậm chí ADHD. Vì thế, cách tốt nhất khi đầu tư đó là tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ - "đó sẽ là linh hồn của đội ngũ tạo ra nó".
3. Khách hàng không phải thượng đế. Khách hàng không thể diễn đạt sản phẩm cuối cùng mà họ mong muốn sở hữu. Họ chỉ có thể cho bạn biết những gì họ mong muốn là những thứ đã tồn tại.
Mặc dù người tiêu dùng rất chú trọng trong việc cải tiến các sản phẩm nhưng họ lại không cần biết đó có phải là phiên bản số 1 hay không.
4. Thay đổi mô hình vay vốn. Tính toán có thể hạn chế việc tìm kiếm các nguồn vốn, và trong một thế giới lý tưởng, việc tìm nguồn vốn khi khởi nghiệp không phải là tất cả. Điều đó giúp các nhà đầu tư tránh mất kiên nhẫn trong việc chờ đợi một kết quả không mong muốn.
Kawasaki giải thích trong quá khứ, khởi nghiệp đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Các công ty phải chi trả các phí dịch vụ, thiết bị, quảng cáo và bất động sản. Ngày nay, các dịch vụ như RackSpace và Amazon - như một văn phòng ảo - đã thực hiện các khoản chi phí đã lỗi thời.
Vân Anh (Theo Entrepreneur)
www.nhuongquyenvietnam.com