zoomable

Scroll middle mouse to increase/decrease zoom

TƯ VẤN - QUẢN TRỊ & HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THEO BSC&KPI

Service code: VM002

ORDER SERVICE

 Tìm hiểu về BSC - KPI trong Quản trị Doanh nghiệp hiện đại
 
 Ứng dụng BSC - KPI quản trị mọi tiến trình của từng phòng ban cụ thể
 
 Theo dõi chi tiết - Đánh giá trực quan - Quản lý toàn diện

Hẳn ai trong chúng ta, dù là đang ấp ủ một dự án kinh doanh, hay đang trực tiếp tham gia công việc điều hành, cũng đều nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý. Vậy, liệu bạn đã biết cách kiểm soát công việc, quan sát và theo dõi mọi tiến trình của Doanh nghiệp hay chưa?
 
Hẳn bạn đã tững nghe qua về Thẻ điểm Cân bằng (Balance Scoredcard-BSC) và Quản Trị Hiệu Quả (Key Performance Indicator - KPI) - hai công cụ hợp thời để hỗ trợ cho quản lý. Nhưng để hiểu đúng và áp dụng chính xác công cụ BSC-KPI cho doanh nghiệp của mình, bạn cần tiếp cận đúng cách, đúng nguồn và được hướng dẫn bởi đúng chuyên gia.
 
Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một dịch vụ:
  
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ CÙNG BSC-KPI
 
Theo sát mọi hoạt động của công ty không phải là chuyện đơn giản. Nhưng chỉ cần hiểu rõ công cụ BSC-KPI, là bạn đã tiến gần hơn đến thành công.
 
Nếu bạn từng mong muốn có một công cụ tích hợp, đủ mạnh để:

Theo sát mọi hoạt động trong công ty: việc gì đang diễn ra, ở đâu, ai là người chịu trách nhiệm

- Kiểm soát được dòng tiền ra vào và đánh giá hiệu suất sử dụng sau mỗi dự án,

- Lập được kế hoạch dài hạn và biết được tiến độ thực hiện trong từng giai đoạn của tổ chức, 

- Kiểm tra, đánh giá chính xác nhân viên và có chính sách khen thưởng hợp lý 

- Mọi quy trình của tổ chức đều được đưa vào khuôn khổ và đi đúng mục tiêu 

 
Những mong muốn ấy sẽ trở thành hiện thực, khi áp dụng BSC-KPI vào toàn bộ quá trình quản trị.

Nếu bạn:

- Không muốn phải hối tiếc vì bất cứ sai sót nhỏ nào trong suốt cả quá trình quản trị của mình.

- Mong muốn mọi hoạt động của doanh nghiệp luôn trong tầm kiểm soát, và mọi kế hoạch đem lại hiệu quả cao nhất.
 
Vậy thì công cụ BSC-KPI chính là giải pháp dành cho bạn.
 
BSC - KPI là một công cụ quản trị hiện đại và đầy hiệu quả, phân tích và bao quát được toàn bộ bốn nền tảng trụ cột của công ty là: Tài chính - Khách hàng - Quy trình Nội bộ - Đào tạo & Phát triển Nhân sự. Bộ công cụ này có thể giúp bạn:

 Hoạch định chiến lược và kế hoạch hành động của Doanh nghiệp theo đúng sứ mệnh đã đề ra.
 
 Quản lý tốt công việc của tất cả các phòng ban đồng thời hướng vào mục tiêu chung của Doanh nghiệp.
 
 Kiểm soát hiệu quả dòng tiền của Doanh nghiệp.
 
 Quy trình Nội bộ sẽ được hoàn thiện một cách đầy chuyên nghiệp và khoa học.
 
 Có cơ sở để đưa ra chỉ tiêu cho từng phòng ban, từng nhân viên; cơ sở để tính chính sách lương thưởng phù hợp.

Đào tạo - đánh giá - phát triển nhân sự theo đúng nhu cầu, đúng năng lực và kích hoạt sức sáng tạo từ nhân viên.

Đừng bỏ qua cơ hội được tiếp cận và áp dụng BSC - KPI cho doanh nghiệp của mình!

BSC là gì?

Balanced scorecard (thẻ điểm cân bằng) là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược, được sử dụng tại các tổ chức kinh doanh, phi lợi nhuận và chính phủ nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ chức,nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu để ra. Khái niệm này được đưa ra bởi tiến sĩ Robert Kaplan tại trường kinh doanh Harvard và David Norton.

Đây là mô hình đo lường hiệu quả hoạt động có tích hợp thêm các chỉ số không thuộc về tài chính bên cạnh các chỉ số tài chính truyền thống, việc này cho phép các nhà quản lý có một cái nhìn “cân bằng” hơn về hoạt động của doanh nghiệp. Cụm từ balanced scorecard được sử dụng từ những năm 1990, nhưng nguồn gốc của phương pháp này xuất phát từ sự tiên phong của General Electric (GE) trong việc đưa ra báo cáo đo lường hiệu quả hoạt động vào những năm 1950.

Balanced scorecard đã trở thành hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược, xuất phát từ mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đơn giản. Hệ thống này giúp doanh nghiệp triển khai những chiến lược trên giấy thành những “mệnh lệnh hành động” cho hoạt động hằng ngày của mình. Balanced scorecard giúp tạo ra các mô hình không chỉ đo lường hiệu quả hoạt động mà còn giúp hoạch định nhũng công việc cần phải thực hiện và đánh giá. Nó cho phép các nhà quản trị thực sự triển khai được các chiến lược của mình.

Phương pháp quản trị chiến lược này được mô tả chi tiết lần đầu tiên trong một loạt series bài viết và sách của tiến sĩ Kaplan và Norton. Nhận ra những yếu điểm và sự thiếu minh bạch trong các phương pháp quản trị trước đó, phương pháp quản trị sử dụng balanced scorecard giúp mang lại giải pháp cụ thể và chỉ ra cho doanh nghiệp nên đánh giá yếu tố nào để ‘cân bằng’ khía cạnh tài chính. Balanced scorecard là hệ thống quản trị (không phải hệ thống đánh giá) cho phép doanh nghiệp hiểu rõ tầm nhìn và chiến lược và biến chúng thành những hành động cụ thể. Nó cũng khuyến khích phản hồi cả về quy trình kinh doanh nội bộ lẫn kết quả kinh doanh nhằm giúp nhà quản trị liên tục cải thiện và tăng hiệu quả hoạt động. Nếu đuợc sử dụng triệt để, balanced scorecard giúp chuyển những kế hoạch, chiến lược mang tính chất lí thuyết thành trung tâm điều phối mọi hoạt động trong doanh nghiệp.

Kaplan và Norton miêu tả tính đột phá của balanced scorecard như sau:

“Balanced scorecard giữ lại các chỉ số tài chính truyền thống. Những chỉ số này phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiêp trong quá khứ, vốn chỉ phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế công nghiệp, trong đó đầu tư vào năng lực dài hạn và mối quan hệ khách hàng không phải là nhân tố mang lại thành công. Tuy nhiên trong nền kinh tế thông tin, khi doanh nghiệp định hướng tạo ra giá trị tương lai thông qua đầu tư vào khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, quy trình, công nghệ và cải tiến, thì việc chỉ sử dụng chỉ số tài chính là chưa đủ.”

Thẻ điểm

Balanced scorecard đánh giá công ty dựa trên 4 thẻ điểm, phát triển các chỉ số, thu thập dữ liệu và phân tích chúng theo từng thẻ điểm.


 

thediemcanbang.jpg


Thẻ điểm học hỏi và phát triển

Thẻ điểm này bao gồm quá trình đào tạo nhân viên và những thái độ về văn hóa doanh nghiệp liên quan tới sự tiến bộ cá nhân và doanh nghiệp. Với sự thay đổi không ngừng về công nghệ, nhân viên phải luôn trong trạng thái sẵn sàng học hỏi bất cứ lúc nào. Các chỉ số có thể được sử dụng giúp nhà quản lí phân bổ ngân sách đào tạo một cách hiệu quả và hợp lí nhất. Trong mọi trường hợp, khả năng học hỏi và phát triển tạo ra nền móng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp

Kaplan và Norton nhấn mạnh rằng yếu tố “học hỏi” cần thiết hơn “đào tạo”; yếu tố này có thể thực hiện thông qua việc mời các chuyên gia đào tạo hay sử dụng chuyên gia đào tạo nội bộ, hay tạo ra môi trường khuyến khích giao tiếp giữa các nhân viên nhằm tạo điều kiện cho họ học hỏi lẫn nhau.

Thẻ điểm quy trình kinh doanh

Thẻ điểm này đề cập tới quy trình kinh doanh nội bộ. Những chỉ số trong thẻ điểm này cho phép nhà quản lí nắm rõ tình hình kinh doanh, và sản phẩm hay dịch vụ có đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những chỉ số này phải do chính nguời hiểu rõ quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp đưa ra

Thẻ điểm khách hàng

Triết lý quản trị hiện đại luôn đánh giá cao tầm quan trọng của khách hàng và phương pháp đáp ứng nhu cầu của họ. Đây là những chỉ số rất quan trọng: nếu khách hàng không hài lòng, họ sẽ tìm những nhà cung cấp khác có khả năng đáp ứng nhu cầu. Việc hoạt động kém trong thẻ điểm này là dấu hiệu kinh doanh sẽ xuất hiện nhiều bất ổn trong tương lai dù bức tranh tài chính hiện tại trông có vẻ hứa hẹn.

Khi xây dựng chỉ số hài lòng của khách hàng, nên phân loại khách hàng theo nhóm và quy trình phục vụ cho từng nhóm đối tượng này.

Thẻ điểm tài chính

Kaplan và Norton không phủ nhận vai trò của các thông số tài chính. Các số liệu tài chính được tính toán chính xác và đúng thời hạn luôn là ưu tiên hàng đầu. Trong thực tế luôn có những việc nằm ngoài phạm vi xử lí các số liệu tài chính. Khi ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu công ty, các công việc xử lý số liệu có thể được tập trung và tự động hóa. Nhưng xuất hiện vấn đề ở chỗ việc nhấn mạnh tại thời điểm hiện tại vào chỉ số tài chính sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng so với các thẻ điểm khác. Có lẽ cần phải thêm vào các số liệu liên quan tới tài chính, ví dụ như đánh giá rủi ro và chi phí - lợi nhuận.

Bản đồ chiến lược

Bản đồ chiến lược là công cụ truyền thông thể hiện các giá trị được tạo ra cho doanh nghiệp. Chúng chỉ ra sự liên kết logic theo từng bước giữa các mục tiêu chiến lược dưới dạng chuỗi nguyên nhân - hệ quả. Nói chung, cải thiện hiệu quả với những mục tiêu đề ra trong thẻ điểm học hỏi và phát triển (dòng dưới cùng) cho phép doanh nghiệp cải thiện thẻ điểm quy trình kinh doanh (dòng thứ 2 từ dưới lên), việc này tạo ra kết quả mong đợi trong thẻ điểm khách hàng và tài chính (2 dòng tiếp theo ở trên).

 

KPI là gì ?

KPI theo tiếng anh là Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành KPI, công ty sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân.

Thế nào là một KPI? Điều đó do bạn định ra các chỉ số cho từng chức danh, nhưng một kpi cũng phải đáp ứng được 5 tiêu chuẩn của một mục tiêu. Bạn cần xem thêm về quản trị theo mục tiêu để biết 5 tiêu chuẩn này.

Để thực hiện KPI, công ty nên xây dựng một hệ thống các mục tiêu từ cao xuống thấp theo phương pháp MBO, tuy vậy có những công việc khó có thể thiết lập được các mục tiêu, khi đó người ta sẽ xây dựng các chuẩn cho quá trình (gọi là phương pháp quản lý theo quá trình MBP), các chuẩn đó cũng là các kpi.

Trong phần dưới đây, bạn chúng tôi xin trao đổi một số kpi cho các bộ phận.

1. KPI cho sale – marketing:

1.1 Tỷ lệ phản hồi / tổng số gửi đi:
- Công thức = tổng số phản hồi khách hàng / tổng số thông tin gửi tới khách hàng.
- Tỷ lệ này đo lường hiệu quả của marketing trực tiếp của các sale rep.Các chương trình markeing trực tiếp có thể là gửi thư, gửi email….

1.2 Tỷ lệ khách hàng bị mất sau khi mua hàng lầu đầu:
- Công thức = bằng tổng số khách hàng mua hàng lần đầu bỏ đi/tổng số khách hàng mua hàng lần đầu.
- Tỷ lệ này thấp có thể do các nguyên nhân: sản phẩm của bạn không phù hợp, sản phẩm tốt nhưng quảng cáo không tốt dẫn đến khách hàng không phải mục tiêu lại đi mua hàng của bạn…

1.3 Mức độ biết đến sản phẩm: được đo lường trước và sau quảng cáo
- Tỷ lệ = số người nhận ra sản phẩm của bạn/tổng số người thu thập.
- Tỷ lệ này được đo lường trước và sau khi quảng cáo.
Tham khảo thêm –>đánh giá công việc theo phương pháp kpi – full

2. KPI đánh giá hiệu quả nhân sự:

 
2.1 Tỷ lệ vòng đời nhân viên

- Tỷ lệ vòng đời của nhân viên = tổng thời gian phục vụ trong DN của tất cả nhân viên/ tổng số nhân viên doanh nghiệp đã tuyển.
- Bạn có thể tính vòng đồi cho toàn công ty và cho chức danh, cho bộ phận.
- Đối với chức danh nếu vòng đồi quá thấp điều này có thể không phải do phía công ty mà do bản chất của xã hội, ví dụ các chức danh hay làm thời vụ.
- Đối với các bộ phận, một phần có thể do cách quản lý của trưởng bộ phận dẫn đến vòng đồi của NV thấp.

2.2 Tỷ lệ nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ:
- Công thức = số nhân viên không hoàn thành/ tổng số nhân viên.
- Bạn xem xét tỷ lệ này của toàn công ty và của từng bộ phận.
- Tỷ lệ quá thấp của công ty hoặc từng bộ phận làm bạn cần chú ý. Đôi khi bạn cũng cần phải xem lại, các tỷ lệ quá thấp là do sếp bộ phận đó đánh giá quá khắt khe, ngược lại hầu như không có nhân viên bị đánh giá kém hoặc tốt cũng làm bạn lưu ý (sếp có xu hướng bình quân chủ nghĩa).

3 KPI cho sản xuất:

3.1 Tỷ lệ sử dụng NVL tiêu hao:
- Công thức: = số lượng tiêu hao thực tế ngoài định mức / số lượng tiêu hao cho phép.
- Tỷ lệ này đo lường bằng tỷ lệ 100 %. Tỷ lệ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã tiêu tốt càng nhiều NVL ngoài định mức.
- Tỷ lệ này giúp bạn xác định mức tiêu hao trung bình của NVL từ đó có quyết định tỷ lệ phù hợp cho các đơn hàng sắp tới. Ở các đơn vị gia công, tỷ lệ tiêu hao thấp giúp cho DN sẽ có thêm nguồn thu nhập khi bán lại các NVL tiêu hao còn dư.
 

BSC và KPI - Công cụ hiện thực hóa giấc mơ của lãnh đạo >

Hệ thống bảng điểm cân bằng (Balance Scoredcard - BSC) là một hệ thống quản lý chiến lược dựa vào kết quả đo lường và đánh giá, được áp dụng cho mọi tổ chức. Nói một cách khác, BSC chính là phương pháp chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược thành mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá và hoạt động cụ thể. Còn hệ thống đo lường & đánh giá hiệu quả công việc (Key Performance Indicator - KPI) là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.


Nếu như BSC đánh giá sự hoàn thành của doanh nghiệp thông qua 4 chỉ tiêu (tài chính, khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, hoạt động nghiên cứu phát triển), giúp doanh nghiệp phát triển cân đối và bền vững thì KPI được áp dụng cho nhiều mục đích: quản lý hệ thống công việc của một tổ chức, tự quản lý công việc của nhóm, tự quản lý công việc của cá nhân.

BSC & KPI giúp kết nối giữa chiến lược lãnh đạo và chiên lược kinh doanh

Chiến lược lãnh đạo chính là quá trình hiện thực hóa giấc mơ của người chủ doanh nghiệp, là sự cổ vũ nhân viện thực thi kế hoạch kinh doanh. Vậy, làm thế nào để kết nối một cách hiệu quả giữa chiến lược lãnh đạo với chiến lược kinh doanh? Theo Nguồn Lực Doanh Nghiệp, để đảm bảo các mục tiêu kinh doanh, người chủ doanh nghiệp cần thực thi chiến lược lãnh đạo song song với chiến lược kinh doanh của cả công ty lẫn các bộ phận chức năng (tiếp thị, bán hàng...). Muốn làm được điều này, người lãnh đạo phải biết cách đối ngoại và chia sẻ với nhân viên về " giấc mơ" của mình cũng như tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.

Việc sử dụng các công cụ hiện đại như BSC và KPI sẽ giúp người chủ doanh nghiệp triển khai chiến lược lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng nhân viên.

Thực tế cho thấy, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ xây dựng được một tầm nhìn chung chung, theo kiểu: " Tôi sẽ vươn lên vị trí dẫn đầu ngành trong 10 hay 20 năm tới". Song, vấn đề đặt ra là cần phải "chi tiết hóa" giấc mơ ấy - phải xác định một cách rõ ràng rằng doanh nghiệp mình sẽ dẫn đầu ở khía cạnh nào ( về tính sáng tạo hay chỉ số hài lòng của khách hàng...) và tiếp tục thiết lập những mục tiêu cụ thể. Sự gắn kết chặt chẽ giữa "giấc mơ" và mục tiêu của người lãnh đạo với kế hoạch hành động của cấp dưới qua phương thức phân quyền, trao quyền, giao chỉ tiêu, phân bổ nguồn lực - ngân sách... luôn mang lại sự thành công cho mọi chiến lược quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, để kết nối chiến lược lãnh đạo với chiến lược kinh doanh, người chủ doanh nghiệp cũng phải thấu hiểu khát vọng và động cơ làm việc của nhân viên để có thể xây dựng một hướng đi chung theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, tạo sự gắn kết lâu dài. Với công cụ đo lường hiệu quả công việc KPI, người lãnh đạo có thể đánh giá năng lực cũng như định hướng phát triển nghề nghiệp cho nhaan6 viên một cách rõ ràng và hợp lý.

Ứng dụng BSC và KPI tại doanh nghiệp - Đôi điều cần lưu ý

Cho đến nay để đánh giá hiệu quả kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều chỉ mới dựa vào các chỉ tiêu tài chính như doanh thu lợi nhuận. Việc đánh giá hiệu qủa kinh doanh một cáh toàn diện bằng hai công cụ BSC và KPI vẫn còn khá mới mẻ với doanh nghiệp trong nước. Hướng tới sự chuyên ghiệp trong kỹ năng quản trị, một số doanh nghiệp như ICP, Kinh Đô, Giấy Sài Gòn, Ngân Hàng ACB, Tân Hiệp Phát, Searefico... đã ứng dụng BSC và KPI, nhưng đa phần mới ở giai đoạn thử nghiệm. Kết quả bước đầu từ các doanh nghiệp đã áp dụng cho thấy, BSC và KPI phát huy tác dụng rõ rệt nhất ở các bộ phận " tiền sảnh" như tiếp thị, bán hàng, dịch vụ khách hàng... Nhờ có công cụ đánh giá hiệu quả của công việc KPI mà động lực làm việc của nhân viên được cải thiện đáng kể và điều này được thể hiện qua ý thức, thái độ cũng như tinh thần làm việc nhóm.

Theo một số chuyên gia quản trị doanh nghiệp, việc áp dụng BSC và KPI trong chiến lược lãnh đạo của các doanh nhân Việt là rất cần thiết, đặc biệt là những công ty có chủ trương quản lý theo mục tiêu và định hướng quản lý theo hiệu quả công việc. Tuy nhiên, việc ứng dụng hai công cụ này không đơn giản, đòi hỏi nhiều công sức và thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm từng bước. Theo Nguồn Lực Doanh Nghiệp, để có thể ứng dụng thành công, trước tiên, doanh nghiệp phải có được sự liên kết cao nhất (từ ban lãnh đạo đến các bộ phận nhân viên) để từ đó xây dựng một nguồn lực phù hợp. Bước tiếp theo là phải xác định rõ ràng các mục tiêu và chiến lược trong khoàng 3-5 năm rồi thiết lập một kế hoạch hành động cụ thể cho từng năm, cây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, phân bổ trách nhiệm, phân bổ nguồn lực, hạn định thời gian hoàn thành... Trong giai đoạn thử nghiệm, doanh nghiệp có thể chấp nhận những sai số lớn về kết quả, ngân sách, chương trình hoạt động để từng bước rút kinh nghiệm và hoàn thiện hệ thống. Điều quan trọng nữa là doanh nghiệp phải biết cách " truyền thông" để tất cả các thành viên đều thấu hiểu và tự nguyện áp dụng tinh thần " làm việc định hướng hiệu quả" cho từng dự án, từng đội nhóm từ sự chủ động hoạch định mục tiêu cho chính mình.

Các giai đoạn để xây dựng thành công BSC & KPI >

Có lẽ, các bạn đều đã nghe nhiều hoặc cũng đã từng nghiên cứu các kiến thức và phương pháp xây dựng KPI (Key performance indicators) hay Thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced Scorecard). Tuy nhiên, số doanh nghiệp thành công có lẽ không nhiều bởi thiếu người có năng lực hoặc thiếu kỹ năng trong quản lý thay đổi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số phương pháp và kinh nghiệm của tôi sau khi triển khai Dự án xây dựng BSC và KPI tại doanh nghiệp mình. Có thể ai đó sẽ thấy nội dung trong bài viết của tôi không giống với những gì các anh chị và các bạn đã nghiên cứu trên sách báo hay internet nhưng nó lại là phương pháp và những kinh nghiệm hữu ích, thực tiễn và khả thi cho các anh chị khi triển khai dự án tại Doanh nghiệp mình.

"Ba giai đoạn để triển khai thành công dự án xây dựng KPI cho doanh nghiệp"

Sai lầm lớn nhất của các doanh nghiệp là cho rằng khi triển khai dự án KPI chỉ cần xây 1 lần là xong và sẽ thành công ngay lập tức. Thực tế này đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp hoặc xây nên quá nhiều các chỉ tiêu không cần thiết, dẫn đến mất thời gian đánh giá và quản lý, hoặc xây quá ít chỉ tiêu khi chưa thực sự sàng lọc và lựa chọn được cái gì là cần cho doanh nghiệp và cuối cùng là có những chỉ tiêu nghe thì rất chuyên nghiệp và có thể đang được áp dụng tại các tập đoàn đa quốc gia lớn nhưng lại không phù hợp với năng lực quản lý và hệ thống công nghệ thông tin tại doanh nghiệp.

Với những trường hợp như vậy, hoặc là doanh nghiệp đang lãng phí thời gian và nhân lực cho hệ thống chỉ tiêu cồng kềnh, hoặc là doanh nghiệp sẽ như 1 em bé 2 tuổi nhưng đã bị bố mẹ ép phải biết đọc, biết viết, biết làm toán thành thạo. Tôi không phủ nhận có những em bé như vậy và đã trở thành thần đồng nhưng rõ ràng số lượng đó rất ít, còn lại đại đa số các em bé của chúng ta là những em bé bình thường và phải qua thời gian được nuôi dưỡng, bồi dưỡng, giáo dục để có thể làm được những việc đó.

Doanh nghiệp của chúng ta cũng vậy, khi hệ thống và năng lực quản lý của chúng ta mới chỉ như em bé 2 tuổi hay cứ cho là 8 hay 10 tuổi, thì cũng chưa thể làm được những việc của người lớn được, do đó, nếu đem hệ thống chỉ tiêu đang được áp dụng tại các tập đoàn có hệ thống quản lý vài trăm năm thì sẽ chỉ là 1 việc làm quá sức và khi thất bại thì dễ gây ra chán nản, không tạo động lực được cho cả người lãnh đạo lẫn nhân viên trong doanh nghiệp. Do đó, 3 giai đoạn mà tôi xin giới thiệu với các bạn như sau:

1. Giai đoạn 1: xin tạm gọi là giai đoạn chập chững biết đi.

Tại giai đoạn này, quan trọng là bạn quyết tâm và tạo động lực cho nhân viên của mình để triển khai dự án này. Từ chưa có gì, bạn bắt đầu để chính mình và nhân viên của mình làm quen với những thuật ngữ như KPI, BSC, hiểu thế nào là những chỉ tiêu/thước đo đánh giá có thể đo lường được từ chính những việc họ đang làm thay vì từ trước đến nay vẫn là những đánh giá cảm tính của bạn nói riêng hay của quản lý cấp trên nói chung.

Bạn hãy để họ xuất phát từ chính chức năng nhiệm vụ và phân công công việc của họ, từ định hướng chiến lược (bản đồ chiến lược) và thẻ điểm cân bằng của tổ chức, đề ra những mục tiêu chính cho công việc của Phòng hay nếu vẫn khó thì chỉ cần các Phòng đề ra được 1 bản Kế hoạch hành động gồm các nội dung công việc mà họ phải thực hiện, chưa cần tính đến số lượng như vậy là nhiều hay ít, hỗ trợ họ thiết lập những thước đo có thể đo lường được từ kết quả công việc của họ và cuối cùng là đặt ra chỉ tiêu kế hoạch cho nó.

Từ Kế hoạch hành động và Xây dựng được xong hệ thống như vậy, thay đổi được hành vi của nhân viên nhằm hướng đến nâng cao hiệu quả và năng suất lao đông của doanh nghiệp, như vậy là doanh nghiệp đã thành công được 50% trong dự án rồi. 50% còn lại sẽ phụ thuộc vào hai giai đoạn tiếp theo mà tôi sẽ trình bày ngay dưới đây.

Các điểm chính cần lưu ý tại giai đoạn 1:

- Những điểm không nên:
+ Đừng quan trọng bạn đã có những KPI thực sự là KPI chưa, KPI của bạn có thực sự giống với những KPI đang áp dụng ở những doanh nghiệp tương tự cùng nghành nghề hay chưa.
+ Đừng quan trọng bạn có bao nhiêu thước đo, như vậy là nhiều hay ít

- Những điểm nên:
+ Quan trọng là bạn đã thiết lập được những thước đo đo lường được, tạo được những mục tiêu SMART cho nhân viên của mình hướng tới, thay đổi hành vi của họ, tạo động lực cho họ làm việc 1 cách chủ động hơn và có trách nhiệm hơn chưa.
+ Quan trọng là bạn đã thay đổi được nhận thức của mọi người trong tổ chức thấy được những lợi ích của KPI đem lại cho cá nhân và tổ chức hay chưa. Để từ đó doanh nghiệp thì được nâng cao năng suất lao động, người quản lý thì được thêm 1 công cụ quản lý hữu hiệu vừa để các nhân viên trong tổ chức cùng hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp, vừa đánh giá được chính xác hơn và định lượng hơn kết quả công việc của nhân viên, tránh những đánh giá cảm tính, bình quân chủ nghĩa hoặc chỉ dựa vào những thành tích nổi trội trong 1 khoảng thời gian nhất định mà không đánh giá được toàn diện và toàn bộ quá trình làm việc trong năm của nhân viên. Nhân viên được chủ động hơn trong công việc, có đích hướng tới 1 cách rõ ràng, được đánh giá chính xác kết quả sẽ được tạo động lực để phấn đấu và làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn cho tổ chức.

2. Giai đoạn 2: Vấp ngã và đứng dậy.

Cũng như 1 em bé khi tập đi, sẽ có lúc loạng choạng, có lúc vấp ngã. Do đó, sau khi kết thúc giai đoạn 1, bạn sẽ phải triển khai đánh giá lại những KPI đã xây dựng, xem chỗ nào chưa phù hợp, chỗ nào có thể lược bỏ, chỗ nào cần bổ sung để điều chỉnh cho hợp lý và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, dù sai nhiều hay sai ít, bạn cũng đừng nản chí. Không có gì là hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên. Các em bé khi tập đi, các em cũng vấp ngã và nhiều khi đau lắm chứ, nhưng các em vẫn kiên quyết tập đi và cuối cùng đã đi vững. Có vấp ngã thì mới rút được kinh nghiệm để đi cho vững vàng hơn, giữ thăng bằng cho tốt hơn. Do đó, đừng vội nản chí. Hãy đúc rút kinh nghiệm và tiếp tục hoàn thiện. Có học từ sai lầm thì mới có thành công. Abraham Lincoln đã có 12 lần thất bại mới có được thành công với chiếc ghế Tổng thống và đã trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc nhất đến giờ vẫn còn được nhắc đến trong lịch sự và được nhiều thế hệ tổng thống và lãnh đạo học hỏi.

Đây cũng là giai đoạn để bạn hoàn thiện các hệ thống quản lý nếu thấy còn hổng, hệ thống phần mềm, công nghệ để hỗ trợ cho việc quản lý các KPI và đánh giá các kết quả đạt được từ cấp tổ chức đến cá nhân. Đây sẽ là những nền tảng quan trọng giúp bạn thành công trong giai đoạn tiếp theo.

3. Giai đoạn 3: Đi vững vàng.

Sau khi đánh giá xong kết quả giai đoạn 1 và hoàn thiện các công việc tại giai đoạn 2, bạn sẽ xác định được mình cần hoàn thiện những gì. Giai đoạn này Công ty của bạn cũng đã được trang bị tương đối đầy đủ về các kiến thức và phương pháp cần thiết về BSC và KPI. Bạn hãy vận dụng các kiến thức về xác định mục tiêu theo BSC để chuyển tải bản đồ chiến lược của Công ty thành BSC của Tổng Công ty một cách bài bản, khả thi và hiệu quả hơn, chặt chẽ hơn để làm cơ sở phân chia tiếp các mục tiêu xuống đến cấp Phòng và cuối cùng là các cá nhân.

Như vậy, bạn không chỉ thực hiện phân quyền (empowerment) mà đã tạo động lực và huy động được sức mạnh của cả tập thể để cùng hướng đến thực hiện mục tiêu và chiến lược chung của tổ chức một cách nhất quán, bài bản và hiệu quả. Lúc này bạn cũng có thể tham khảo và ứng dụng các KPI đang được áp dụng trong ngành và các tổ chức đa quốc gia nếu có bởi bạn đã xây dựng cho mình được hệ thống quản lý và phần mềm có đủ năng lực để quản lý và vận hành các KPI này góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức 1 cách bài bản và hiệu quả.

Trong khi đó, về khía cạnh nhân sự, bạn đã tạo động lực được cho nhân viên của mình tốt hơn, được đánh giá công bằng, chính xác, được trả lương đúng năng lực và kết quả công việc nên cống hiến hết mình hơn cho tổ chức, từ đó làm cho năng suất lao động chung của tổ chức thực sự được nâng cao.

Trên đây là 1 số chia sẻ kinh nghiệm của Nguồn Lực Doanh Nghiệp. Chúc các bạn thành công khi triển khai dự án KPI tại đơn vị mình.

HENRY LINCOLN ADVISORY
Address at : Floor 14, MB Sunny Tower, Co Giang Ward, District 01, Ho Chi Minh City, Vietnam
Email/Facebook/Tiktok : hello@henrylincoln.co
Phone : +84 934 330 313

Advisory Department 
Phone : +84 934 330 313 - Email: hello@henrylincoln.co
Customer Services Department
Phone : +84 983 877 448 - Email: henrylincolnbcs@gmail.com