Lý do khiến nhân viên trung thành bỏ việc

09/11/2014 11:07

Lý do khiến nhân viên trung thành bỏ việc


Anne Fisher, cộng tác viên cho CNNMoney đã viết một bài tuyệt vời "Để giữ nhân viên trung thành, thử hỏi những gì họ muốn", trong đó cô tham khảo một cuộc phỏng vấn của CEO Aflac Dan Amos, ông nói: "Nếu bạn muốn biết điều gì có thể giữ người khác làm việc, hãy hỏi họ. Nghe có vẻ chung chung, nhưng nhiều công ty không làm điều đó”.  Không thể đồng ý hơn nữa, đó không chỉ là quyết định kinh doanh tốt để tìm xem điều gì có thể giữ các nhân viên trung thành, mà là một nhân tố quan trọng để kinh doanh bền vững.


Chắc chắn có nhiều lý do tại sao nhân viên bỏ việc chẳng hạn như: nhân viên không hợp, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, mâu thuẫn đồng nghiệp, chuyển chỗ, vấn đề gia đình, thiếu sự liên lạc tốt,... Sau đây là 4 lý do hàng đầu tại sao những nhân viên giỏi bỏ việc:

 

1. Khen thưởng nghèo nàn

Không phải luôn luôn là mức lương cao. Khen thưởng nhân viên có thể thể hiện theo nhiều cách như được thừa nhận cả trong và ngoài công ty. Một kì nghỉ ngắn, cơ hội là trưởng dự án mới, thăng chức hay hình thức phổ biến nhất là phần thưởng, tăng lương hay một khoản bonus bất ngờ. Mặc dù đây là những cách có thể thưởng cho người lao động nhưng họ không làm việc mà không có yếu tố quan trọng: giao tiếp. Tiền đại diện cho một nhân viên không quan tâm đến những thứ khác. Chìa khóa ở đây là tìm ra giá trị của nhân viên và đầu tư vào đó.

 

2. Sự quản lý

Bạn biết đấy: "Mọi người không rời khỏi công ty, họ rời khỏi người quản lý của họ." Đây hoàn toàn là sự thật! Khi bạn có việc cần phải làm, nhiệm vụ của nhà quản lý là thúc đẩy, hứa hẹn và thường triển khai hệ thống khen thưởng để giữ nhân viên trung thành. Chắc chắn như thế, các giam sát viên, quản lý cấp trung hay trưởng nhóm thường công nhận trong phạm vi nhỏ những nhân viên đạt mục tiêu hay hỗ trợ nhóm theo nhiều cách khác nhau nhưng điều đó không thay thế sự công nhận và khen thưởng nhân viên của các cấp quản lý cao hơn.

Không phải ai cũng đủ kĩ năng để quản lý quy trình hay dẫn dắt người khác. Chỉ bởi một người nào đó giỏi về những gì họ làm không có nghĩa sẽ là những quản lý tuyệt vời và điều đó hoàn toàn chính xác! Khi những người không phù hợp với vị trí lãnh đạo được bổ nhiệm là lãnh đạo, điều này có thể tạo ra những tình huống thảm khốc làm giảm tinh thần lao động dù đem về doanh thu cao. Vì vậy, hãy ngừng dán mác "Quản lý" cho những nhân viên giỏi và chỉ bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo nếu người đó có đủ phẩm chất cần thiết để tác động đến nhân viên, thực hiện tầm nhìn của công ty và sẵn sàng làm việc cùng nhau để hoàn thành công việc.

 

3. Tuyển dụng - Thăng tiến

Khi một nhân viên giỏi thấy một người không đóng góp nhiều như họ làm hay họ thấy những người làm việc không xứng với vị trí mà họ đang giữ thì đó giống như một sự sỉ nhục. Bạn có hy vọng những nhân viên giỏi sẽ bỏ đi nếu bạn quyết định thuê người em họ của bạn thân, những người không có ý tưởng về những gì đang làm và sau đó bạn đưa lên vị trí lãnh đạo trên những người có kinh nghiệm. Thôi nào! Tuyển dụng và thúc đẩy sự thiên vị là một cách để người lao động giỏi xa lánh.

 

4. Quá nhiều việc

Thời điểm các nhà tuyển dụng thấy nhân viên có đạo đức làm việc tốt hay thể hiện tuyệt vời, sẽ có nhiều trách nhiệm hơn để họ tin tưởng có thể giải quyết được. Và có lẽ những nhân viên giỏi có giải quyết nhiều công việc nhưng sẽ trở thành vấn đề khi họ bắt đầu cảm thấy không thể thoát khỏi công việc bởi trách nhiệm mà họ nhận từ nhà quản lý. Là một nhân viên giỏi có thể là điều hạnh phúc và mối tai họa. Sẽ thật tuyệt khi ông chủ công nhận một nhân viên giỏi nhưng phần thưởng đó sẽ chẳng bao giờ đến nếu luôn luôn bị đổ dồn vào lượng công việc khổng lồ. Bởi những nhân viên giỏi có xu hướng có khối lượng công việc nhiều hơn, điều quan trọng là đảm bảo họ không thấy choáng ngợp khiến họ bùng nổ.

Cuối cùng nền văn hóa của tổ chức xác định mục tiêu giữ chân nhân viên, điều này đòi hỏi chiến lược lên kế hoạch và ra quyết định. Nhưng để giữ chân người tài, rất đơn giản: thử hỏi những gì họ muốn. Nếu thấy một ai đó làm việc tốt, hãy công nhận và trao thưởng cho họ nhưng đừng quên tìm cách để họ tiếp tục phát huy năng lực

 

Vân Anh (Theo Linkedin.com)

www.nhuongquyenvietnam.com