Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

18/03/2017 10:56

Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

Quy định pháp luật mới mở rộng thêm các nội dung về điều kiện thực hiện, các loại chứng từ số và xử lý sự cố trong hoạt động giao dịch điện tử đối với các thủ tục hành chính thuế.


Thông tư số 110/2015/TT-BTC (“Thông tư 110”) được ban hành thay thế quy định cũ về hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế có hiệu lực kể từ ngày 10/9/2015.

 

So với quy định trước đây, Thông tư 110 đã mở rộng và quy định cụ thể hơn một số nội dung liên quan đến giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (“giao dịch”).

 

Theo nội dung Thông tư 110, Quý Doanh nghiệp nếu đã thực hiện khai thuế điện tử thì giao dịch khác cũng phải thực hiện với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.

 

Quy định này sẽ giúp Quý Doanh nghiệp thống nhất cách thức làm việc với cơ quan thuế, tránh trường hợp chồng chéo về mặt thủ tục giữa các phương thức giao dịch khác nhau.

 

Bên cạnh đó, Thông tư 110 quy định rõ về điều kiện thực hiện giao dịch điện tử, cụ thể:

 

 

Đối với chữ ký số, Quý Doanh nghiệp được mở rộng thêm trường hợp được sử dụng chứng thư số của đại lý thuế trong trường hợp ký hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế với đại lý thuế. Đồng thời, Thông tư 110 đã quy định rõ ràng về các chứng từ điện tử, cụ thể:

 


Quý Doanh nghiệp lưu ý, các tài liệu trên được chuẩn bị dưới dạng điện tử và được ký điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế. Các chứng từ điện tử có giá trị như hồ sơ, chứng từ, thông báo và các văn bản bằng giấy.

 

Trên thực tế, khi thực hiện giao dịch điện tử sẽ không tránh khỏi những sự cố do lỗi hệ thống máy tính. Do đó lỗi do hệ thống hạ tầng kỹ thuật thuộc về bên nào, bên đó có trách nhiệm khắc phục sự cố. Ngoài ra, Thông tư 110 đã có quy định rõ ràng về biện pháp xử lý và cách thức khắc phục hậu quả của việc thực hiện giao dịch khi có sự cố, cụ thể:

 

 

Theo DNSG