Đòn bẩy vốn: Trung gian Tài chính
18/04/2014 10:11
Những tổ chức nhỏ khi đi vay tiền sẽ phải trả lãi suất cao hơn lãi suất mà tổ chức lớn phải trả khi đi vay tiền. Quá trình này có vẻ như là một quá trình tự sinh lời song vấn đề là ở chỗ liệu các tổ chức vay lại có trả được lãi suất đủ cao để bù đắp lại tính rủi ro cao hơn mà tổ chức vay lần 1 phải chịu cũng như chi phí trả nợ hay không.
Việc sử dụng cả vốn đi vay và vốn tự có để đầu tư được gọi là sử dụng đòn bẩy tài chính. Tỷ lệ của các quỹ đi vay trên quỹ hiện có (hay tỷ lệ nợ/tài sản) được gọi là tỷ số vay nợ. Các tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực đều sử dụng đòn bẩy tài chính.
Các tập đoàn Mỹ trước đây nhìn chung có tỷ số vay nợ vào khoảng 1.0; tức là 1 đồng vốn vay trên 1 đồng vốn tự có. Điều này có nghĩa là nhìn chung khoản cổ phần đóng góp của các cổ đông ngang bằng với khoản vốn đi vay thông qua hình thức phát hành trái phiếu công ty. Trong những thập kỷ gần đây, tỷ số vay nợ của các tập đoàn Mỹ đã và đang có xu hướng vượt qua mức 1.0. Các tập đoàn nằm ngoài nước Mỹ như Nhật Bản có tỷ số vay nợ cao hơn những tập đoàn khác ở Mỹ. Các tập đoàn trong những ngành công nghiệp khác ở Mỹ có thể có các tỷ số vay nợ tương đối khác biệt so với tỷ lệ trung bình ở Mỹ.
Các ngân hàng thương mại có tỷ số vay nợ cao hơn tỷ lệ bình quân của các tập đoàn khác nhiều lần bởi nó chính là tỷ lệ giữa nợ có hạn và giá trị ròng của ngân hàng đó. Các ngân hàng thương mại bảo hiểm của những năm 1980's có tỷ số vay nợ bình quân cao hơn mức 15/1 một chút. Các liên đoàn tín dụng thường có tỷ số vay nợ bằng không. Các tổ chức doanh nghiệp cho vay lại khoản vốn mà họ có. Bằng cách đó họ có thể thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn từ các quỹ cổ phần của mình. Tái cho vay có thể đem lại lợi nhuận cao hơn từ các quỹ đầu tư nếu tỷ lệ lợi nhuận thu được từ các quỹ cho vay cao hơn tỷ lệ lãi suất đi vay.
Trong trường hợp này lợi nhuận thu được từ chênh lệch lãi suất sẽ tích tụ dần thành vốn cổ phần và có thể đem lại một tỷ lệ lợi nhuận cao cho các quỹ cổ phần. Có một ví dụ mô tả sức mạnh của công cụ đòn bẩy tài chính.
Giả định một tổ chức có trong tay một triệu đô la Mỹ cổ phần và đi vay 4 triệu đô la Mỹ với lãi suất 8%. Tỷ số vay nợ L lúc đó sẽ là 4. Nếu đem toàn bộ 5 triệu đô la Mỹ đó tái cho vay hoặc đầu tư và tỷ lệ lợi nhuận thu được là 10% thì tổ chức đó đã kiếm được 0,000 trong khi chỉ phải trả tiền lãi là 0,000. Tổ chức này thu được lợi nhuận cổ phần là 0,000. Như vậy tổ chức này thu được tỷ suất lợi nhuận bổ sung là 18%, tức là 0,000 lợi nhuận thu được so với 1 triệu đô vốn gốc.
Đây là khía cạnh tích cực của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, nếu do những trường hợp không lường trước nào đó, tỷ suất lợi nhuận của quỹ vốn đầu tư giảm xuống chỉ còn 6% thì tổ chức đó chỉ thu được 0,000 trong khi phải thanh toán một khoản lãi là 0,000. Điều này có nghĩa là chủ vốn phải chịu một khoản lỗ là ,000. Tỷ suất lợi nhuận lúc này là -2%. Bất kể một sự dao động nào trong tỷ suất lợi nhuận của quỹ đầu tư tương đương với lãi suất nợ có thể bị khuyếch đại bởi đòn bẩy tài chính.
Trong ví dụ này thì việc tỷ suất lợi nhuận dao động từ mức cao hơn lãi suất là 2% xuống mức thấp hơn lãi suất là 2% dẫn đến tỷ suất lợi nhuận dao động từ mức 18% (lên thiên đường) xuống mức chỉ còn -2% (xuống địa ngục). Chênh lệch 4% trong tỷ suất lợi nhuận của quỹ đầu tư đã tạo ra độ chênh lệch 20% trong tỷ suất cổ phần, tỷ lệ ở đây là 5/1 Bây giờ xét một trường hợp ít cực đoan hơn của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Giả định rằng tổ chức đó vay 0,000 để cùng đầu tư với triệu vốn cổ phần. Tỷ số vay nợ lúc đó là 0.5. Nếu như tỷ lệ lãi suất nợ là 8% và tỷ suất lợi nhuận của tổng tài sản là 10% thì lúc đó tổ chức này đã thu được 0,000 trong khi phải thanh toán một khoản lãi là ,000. Chủ cổ phần lúc này thu được một khoản lời là 0,000 để cộng thêm vào vốn cổ phần của mình. Với một khoản lời như vậy thì tỷ suât lợi nhuận thu được trên số vốn triệu là 11%. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính tăng tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ phần từ 10% lên 11%. Một biến cố không thuận khiến cho tỷ suất lợi nhuận của tài sản giảm từ 10% xuống còn 6% sẽ làm giảm lợi nhuận thu được xuống còn ,000. Sau khi trả ,000 tiền lãi, khoản tiền còn lại của chủ cổ phần là ,000. Tỷ suất lợi nhuận ở đây là 5%. Do đó, tỷ suất lợi nhuận đã giảm từ 11% xuống còn 5%. Tỷ suất lợi nhuận giảm xuống 6% do kết quả của việc tỷ suất lợi nhuận tài sản giảm 4%. Tỷ lệ giữa dao động của tỷ suất lợi nhuận cổ phần trên dao động của tỷ suất lợi nhuận tài sản là 1.5.
Công thức chung được áp dụng là:
Tỷ suất lợi nhuận Cổ phần = Tỷ suất lợi nhuận các Quỹ đầu tư + L(Tỷ suất lợi nhuận các Quỹ đầu tư - Tỷ lệ lãi suất các Quỹ đi vay) trong đó L một lần nữa lại đại diện cho tỷ số vay nợ.
Diễn đạt một cách cô đọng hơn, công thức trên có dạng sau: Rcổ phần = Rđầu tư + L(Rđầu tư - Rnợ)
(Lưu ý rằng công thức này không tính đến chi phí hành chính của một tổ chức tài chính cũng như chi phí cho việc trả nợ của các món vay cá nhân hay đầu tư cá nhân. Tất cả những nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với một tổ chức tài chính song chúng làm mờ đi vấn đề chung của đòn bẩy tài chính.)
Ví dụ nêu trên cũng như công thức tỷ suất lợi nhuận cổ phần mô tả tác động của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Với tỷ số vay nợ lớn hơn 1.0 việc sử dụng đòn bẩy tài chính khuyếch đại độ chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận tài sản và tỷ lệ lãi suất nợ. Song mức chênh lệch này có thể có tác động tích cực, cũng có thể có tác động tiêu cực.
Biểu đồ dưới đây mô tả tác động của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Nó cho ta thấy những chu kỳ giả thuyết về tỷ suất lợi nhuận của tài sản đầu tư. Đôi khi tỷ suất lợi nhuận tài sản giảm xuống dưới mức lãi suất của các quỹ đi vay. Trong trường hợp minh hoạ trên biểu đồ này thì tỷ số vay nợ là 1.5. Tỷ suất lợi nhuận tài sản bình quân cao hơn lãi suất đi vay và tỷ suất lợi nhuận cổ phần cao hơn tỷ suất lợi nhuận tài sản bình quân. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã đem lại điều này.
Trong trường hợp tỷ số vay nợ nhỏ hơn mức 0.5 rất nhiều thì những dao động trong tỷ suất lợi nhuận cổ phần sẽ ít hơn rất nhiều. Đối với cá ctỷ số vay nợ nhỏ hơn 1.0 thì tỷ suất lợi nhuận tài sản chỉ thay đổi chút ít. Tỷ suất lợi nhuận không nhất thiết lúc nào cũng phải giảm xuống mức thấp hơn lãi suất nợ. Dưới đây là một trường hợp như vậy: Khi thảo luận về bất kỳ chủ đề gì liên quan đến rủi ro thì chúng ta gặp phải một vấn đề là từ rủi ro có thể mang nhiều nghĩa khác nhau.
Trong kinh tế tài chính thì rủi ro thường có nghĩa là độ biến thiên của tỷ suất lợi nhuận. Còn trong thị trường chứng khoán và vốn vay khi lợi nhuận đã được xác định thì rủi ro là ngầm định. Rủi ro là một vấn đề đặc biệt quan trọng cho các tổ chức gắn kết các quỹ vốn tự có với các quỹ vốn đi vay. Tổ chức đó buộc phải trả tiền lãi cho khoản tiền đi vay theo hợp đồng vay vốn. Bởi thế, bất kỳ một thay đổi nào của tỷ suất lợi nhuận thu được từ khoản vốn đi vay đều có thể có tác động lớn đến tỷ suất lợi nhuận của nguồn vốn tự có của tổ chức đó.
Mối quan hệ chung tồn tại giữa rủi ro của vốn đi vay (vốn đầu tư) và rủi ro đối với người nắm cổ phần của tổ chức đó là:
Rủi ro Cổ phần = (L+1)x(Rủi ro vốn đầu tư) trong đó L là tỷ số vay nợ (Vốn vay/Vốn cổ phần).
Trong ví dụ đầu tiên ở trên thì một dao động trong tỷ suất lợi nhuận tài sản là 4% sẽ dẫn đến một dao động là 20% trong tỷ lệ lợi nhuận cổ phần.tỷ số vay nợ trong trường hợp này là 4. Độ dao động trong tỷ suất lợi nhuận cổ phần là (4+1)x4. Trong trường hợp thứ haitỷ số vay nợ là 0.5 và độ dao động trong tỷ suất lợi nhuận là 6% và độ dao động trong tỷ suất lợi nhuận tài sản là 4%. Con số 6% bằng (0.5 + 1)x4 là đồng nhất với công thức.
Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận cổ phần và rủi ro trong trường hợp sử dụng đòn bẩy tài chính chỉ là một trường hợp đặc biệt của mối quan hệ hcung giữa rủi ro và lợi nhuận. Thị trường thiết lập một mối quan hệ giữa rủi ro của một hoạt động và tỷ suất lợi nhuận dự kiến của nó.
Theo kinhtehoc.com