Trong thời kỳ kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, nhiều người phải cố gắng cung cấp nhu cầu thiết yếu chứ ít ai dám nghĩ tới việc kinh doanh làm giàu.
Bí quyết kinh doanh thời khủng hoảng kinh tế của cô gái 24 tuổi
“Làm việc giúp chúng tôi kinh doanh, làm giàu trong thời khủng hoảng kinh tế, vậy nên làm việc 16 tiếng một ngày là chuyện bình thường”, Jiajia Wang, 24 tuổi, lý giải về sự thành công của người Trung Quốc ở Tây Ban Nha. Cô gái 24 tuổi đã chia sẻ những bí quyết kinh doanh làm giàu trong thời khủng hoảng kinh tế của cô qua chuyện kể từ những ngày đầu đặt chân đến đất Tây Ban Nha. Khủng hoảng kinh tế 2013 bạn nên làm gì??? bạn có thể tham khảo bài viết để có cái nhìn đa chiều về khủng hoảng kinh tế.
“Cả nhà tôi từng phải ăn trứng để tồn tại”, Jiajia Wang nhớ lại thời điểm gia đình cô mới chuyển tới thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, hơn 20 năm về trước. Khi đó, cha mẹ cô, những người nhập cư không tiền, không địa vị, không bằng cấp, đã phải làm việc suốt 12 tiếng mỗi ngày tại một nhà hàng gốc Hoa để nuôi sống cả gia đình với 4 miệng ăn.
5 năm sau, cha mẹ cô quyết định mua lại một nhà hàng với số tiền vay mượn từ những người thân quen. Để tiết kiệm chi phí, nhân viên rửa bát không ai khác chính là Wang và em trai cô. Khi màn đêm buông xuống, cả gia đình lại trở về căn nhà chật hẹp, nơi cha mẹ Wang kê đệm ngủ trong buồng tắm và nhường căn phòng còn lại cho hai đứa con.
Hiện tại, trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới việc 50% thanh niên Tây Ban Nha phải chịu cảnh thất nghiệp, Wang, 24 tuổi, với tấm bằng nghiên cứu sinh ngành kinh tế ở đại học Harvard trong tay, đã có tới 4công việc. Cô vừa dạy tiếng Trung, vừa làm nhiệm vụ tư vấn cho các nhà đầu tư Trung Quốc ở Tây Ban Nha, trong khi vẫn điều hành một nhà xuất bản và viết tiểu thuyết lãng mạn. Mỗi tháng cô đều gửi 1.000 EUR, khoảng 1.300 USD, về nhà để phụ giúp cha mẹ, những người đã nghỉ hưu từ năm ngoái.
Bí quyết kinh doanh thời khủng hoảng kinh tế
Câu chuyện của gia đình Wang là một minh chứng tuyệt vời cho cách mà 170.000 dân nhập cư Trung Quốc ở Tây Ban Nha đang sử dụng, không chỉ để vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế, mà còn nhằm vươn tới một tương lai tốt đẹp. Thành công đó là nhờ vào sức lao động không mệt mỏi, cùng đức tin vào những điều răn của Nho giáo về lòng trung thành với gia đình, giữa lúc thất nghiệp và chính sách cắt giảm ngân sách đang đe dọa tới cuộc sống của người dân Tây Ban Nha. Bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ, họ đã chứng minh việc kinh doanh làm giàu trong thời khủng hoảng kinh tế là hoàn toàn khả thi.
“Các gia đình Trung Quốc không bị lệ thuộc quá nhiều vào chính phủ, bởi bản thân mỗi gia đình đã là một nhà nước phúc lợi, một ngân hàng và một xã hội thu nhỏ. Tất cả trong một”, Wang nói.
“Đối với những người Trung Quốc từng phải sống trong một gia đình nghèo khổ”, cô nói thêm, “làm việc 16 tiếng một ngày chẳng có gì đáng kể, và chính điều đó đã khiến chúng tôi đứng vững trong cuộc khủng hoảng kinh tế.
”Bản thân chính phủ Tây Ban Nha dường như đã nhận ra tầm quan trọng của vấn đề nói trên. Bằng chứng là hồi tháng 11 vừa qua, chính phủ nước này đã thông qua một bộ luật, trong đó cho phép cấp giấy phép cư trú cho những công dân nước ngoài đã mua nhà tại Tây Ban Nha với trị giá hơn 160.000 EUR. Theo lời các nhà lập pháp, sự điều chỉnh này hướng tới những nhà đầu tư đến từ Trung Quốc và Nga.
Giữa lúc người Tây Ban Nha đang gặp rắc rối trong việc giữ công việc và nhà cửa của chính mình, thì dân nhập cư Trung Quốc tại hai thành phố Barcelone và Madrid lại lợi dụng sự đổ vỡ của bong bóng bất động sản để kinh doanh, làm giàu trong thời khủng hoảng kinh tế bằng việc xây dựng các doanh nghiệp và mua bán nhà đất.
Theo thống kê của Liên đoàn Lao động Tự do Quốc gia Tây Ban Nha, trong số 8.613 người nước ngoài xin giấy phép mở doanh nghiệp hồi 10 tháng qua, có tới 2.569 người Trung Quốc, chiếm khoảng 30%.
InfoChina Gestión, một công ty bất động sản có trụ sở tại thành phố Madrid, Tây Ban Nha, với đối tượng khách hàng là các nhà đầu tư Trung Quốc, cho biết số lượng những ngôi nhà được bán với giá từ 70.000 tới 100.000 EUR cho người Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi năm ngoái, lên tới 813 căn. Mr. House, một doanh nghiệp nhà đất khác cũng được đặt tại Madrid, cho biết mỗi tháng họ bán được ít nhất 10 căn nhà cho các khách hàng Trung Quốc. Phần lớn trong số đều họ trả ít nhất 80% tiền mặt.
Ngoài nguyên tắc làm việc, các mô hình kinh doanh mà dân nhập cư Trung Quốc lựa chọn cũng phần nào lý giải nguyên nhân thành công của họ. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, các khu chợ, tiệm hớt tóc và siêu thị giá rẻ của người Trung Quốc đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho người tiêu dùng Tây Ban Nha.
“Nếu không có những cửa hàng giá rẻ của người Trung Quốc, việc chi tiêu tiết kiệm sẽ gần như không tưởng”, Ester Maduerga, 30 tuổi, nhân viên bán hàng, nói khi đang ngắm những chiếc túi xách và thắt lung da tại One Hundred and More, một khu chợ của người Hoa.
Xi Li He, 26 tuổi, quản lý và thủ quỹ của One Hundred and More, cho biết việc kinh doanh đang phát triển rất tốt, một phần nhờ việc hạ giá các nhu yếu phẩm giá rẻ có xuất xứ Trung Quốc.
Trước khi khủng hoảng kinh tế hồi năm 2008, làn sóng đầu tư của người Trung Quốc vào Tây Ban Nha gần như không có. Vậy mà chỉ sau ba năm, con số này đã đạt tới 70 tỷ EUR, theo số liệu của ICEX, một cơ quan đầu tư của chính phủ Tây Ban Nha.
Theo Ivana Casaburi, một giáo sư về tiếp thị quốc tế tại trường kinh doanh Esade, Barcelona, lý do Tây Ban Nha có thể thu hút các nhà đầu từ Trung Quốc là vì vị trí cửa ngõ xâm nhập Liên minh châu Âu, khối thương mại lớn nhất Thế giới, của nước này.
Isla Ramos Chaves, giám đốc điều Lenovo, công ty sản xuất máy vi tính của Trung Quốc, cho rằng dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng khoảng kinh tế, Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ 4 trong khối euro, vẫn là thị trường mà các công ty của Trung Quốc rất háo hức khai thác. Bà cũng nói thêm rằng, việc các công ty đa quốc gia Trung Quốc có thể tạo ảnh hưởng trên đất Tây Ban Nha, một phần là nhờ sự hỗ trợ của thị trường nội địa khổng lồ tại quê nhà.
Các giám đốc điều hành của Haier, một công ty sản xuất thiết bị Trung Quốc cho rằng thay vì đẩy lùi Haier, những cơ hội kinh doanh làm giàu mới trong thời khủng hoảng kinh tế đã đến với doanh nghiệp của họ. Lần đầu tiên, người Tây Ban Nha sẵn sàng chuyển sang sử dụng những chiếc máy điều hòa và máy giặt với mức giá cạnh tranh, dù thương hiệu không mấy nổi tiếng.
“Tôi không nghĩ chúng tôi sẽ thành công đến thế nếu thị trường vẫn tiếp tục ổn định và trên đà phát triển”, Santiago Belenguer, tổng giám đốc điều hành của Haier Tây Ban Nha, nói.
Khác với Hy Lạp và nhiều quốc gia châu Âu khác, sự thành công của dân nhập cư Trung Quốc ở Tây Ban Nha không hề tạo ra làn sóng bài Hoa dữ dội. Theo các chuyên gia, thái độ tích cực này có được là bởi sau chế độ tộc tài của quốc trưởng Francisco Franco, Tây Ban Nha đã trở thành một đất nước của những người nhập cư.
Theo DĐDN/The New York Times