Doanh nhân thường được mô tả là những người đầy tính cạnh tranh, đầy tính thuyết phục, dám mạo hiểm, nhanh trí, sốc vác và có tầm nhìn. Tuy nhiên, còn một bộ kỹ năng và nếp nghĩ doanh nhân cần có để thành công.
1. Nghĩ rằng bạn có thể tự làm mọi việc
Thay vào đó: Hãy nhớ rằng cần một đội/nhóm để tạo dựng khởi nghiệp.
Liên tục xây dựng hệ sinh thái mạnh mẽ để hỗ trợ công ty của bạn. Tuyển dụng càng nhiều người càng tốt để làm việc cho bạn.
Hãy khuyến khích nhân viên, khách hàng, cố vấn, nhà đầu tư và các doanh nhân khác chia sẻ thông điệp lõi của công ty, nâng cao nhận thức về giá trị của bạn và tạo ra thiện chí và sự tín nhiệm có thể giúp làm tăng sức mạnh của bạn và của công ty thông qua những thăng trầm của cuộc đời khởi nghiệp.
2. Cho phép nhóm làm việc mỗi người một phách
Thay vào đó: Hãy giải quyết những dấu hiệu bất đồng ngay lập tức.
Cách nhanh nhất để làm nổ tung công ty của bạn là cho phép nhóm làm việc mỗi người làm một kiểu. Công ty càng phát triển bao nhiêu, bạn càng cần phải quản lý nhân viên nhiều hơn bấy nhiêu và bạn cần nhận thức đầy đủ và giải quyết mọi vấn đề trước khi chúng trở thành sự sao nhãng khổng lồ, ảnh hưởng xấu đến doanh thu và/hoặc tăng trưởng sản phẩm. Việc có được giám đốc nhân sự giỏi khi công ty của bạn tăng trưởng có thể mang lại nhiều ích lợi.
3. Lưỡng lự khi sa thải nhân viên không phù hợp
Thay vào đó: Hãy thực hiện công việc đầy khó khăn này và hoàn tất thật nhanh.
Chấp nhận rằng không phải mọi nhân viên đều “lớn lên” cùng với công ty
Đây là vấn đề mà hầu hết doanh nhân đều đang phải vật lộn. Đưa ra phản hồi mang tính xây dựng cho một nhân viên vốn đang gặp khó khăn tất nhiên rất quan trọng nhưng thực tế là không phải tất cả nhân viên, kể cả các vị trí quản lý, đều có thể “lớn lên” cùng với công ty. Điều này có thể đặc biệt khó khăn khi một nhân viên lọt tầm ngắm “cho nghỉ” rất trung thành và làm việc chăm chỉ - thậm chí đã có những hy sinh cá nhân - cho bạn và công ty của bạn.
Trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt, bạn không có nhiều tháng, nhiều năm để hy vọng và cầu nguyện rằng người đó sẽ nhận thức được vấn đề. Công ty của bạn và chính bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu bạn không hành động hoặc thay thế tài năng không đúng yêu cầu. (Nếu nhân viên không phù hợp với văn hóa công ty, đó thậm chí là lý do thuyết phục hơn để anh ta/chị ta tìm được thành công trong một môi trường phù hợp hơn).
Xây dựng và duy trì nhóm làm việc có năng lực
Cần duy trì những vị trí quản lý có năng lực “A” trong các lĩnh vực chủ chốt trong công ty. Đừng sợ khi tuyển dụng những người giỏi hơn bạn - bạn không thể là chuyên gia ở mọi lĩnh vực. Hạn chế tuyển dụng, nhất là ở cấp quản lý hoặc điều hành, có thể kéo giảm văn hóa doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng của công ty.
Quyết định đúng đắn sẽ được đền đáp - thường cho cả 2 bên
Tốc độ tăng trưởng và năng suất sẽ tăng nhờ đưa ra quyết định đúng và thực hiện càng sớm càng tốt khi một nhân viên không “lớn lên” cùng với công ty. Và điều này thường đúng cho cả 2 bên và nhân viên thường biết khi nào không không đáp ứng được yêu cầu.
Một doanh nhân, người đã từng sa thải một quản lý cao cấp và tuyển dụng một Giám đốc Tác nghiệp mới (COO), cho biết “Đó là một trong những quyết định khó khăn nhất tôi từng làm, nhưng điều đó mang lại sự khác biệt to lớn cho lộ trình phát triển của công ty”. Và viên quản lý cao cấp bị cho nghỉ kia cũng tìm được môi trường phù hợp hơn.
4. Sợ thừa nhận rằng không biết gì hết
Thay vào đó: Hãy chủ động và liên tục học hỏi.
Chúng ta nói rằng những doanh nhân tốt nhất “hút hết kiến thức khỏi não bộ chúng ta”. Họ lấy mọi dữ liệu liên quan từ khách hàng, thị trường, cố vấn, nhân viên và nhà đầu tư, tổng hợp lại, sau đó đưa ra quyết định tốt nhất dự vào dữ liệu thu được.
Doanh nhân học hỏi từ kinh nghiệm của người khác. Mắc lỗi và học từ những sai lỗi này. Liên tục học hỏi từ những nhà quản lý chuyên nghiệp hoặc từ các hội thảo về bán hàng, đàm phán, thuật lãnh đạo, giải quyết vấn đề và quản lý mối quan hệ.
5. Để cái tôi cản trở con đường trở thành nhà lãnh đạo mạnh mẽ
Thay vào đó: Nâng cao “tự tin ý thức” (không phải sự kiêu ngạo) và sự thông cảm, thấu hiểu.
Luôn có ranh giới giữa tự tin và kiêu ngạo. Tự tin là đức tính quan trọng của một doanh nhân, nhưng kiêu ngạo có thể ảnh hưởng xấu đến những đặc điểm lãnh đạo chủ đạo như lắng nghe và thấu hiểu, tôn trọng và được tôn trọng, xử lý cẩn trọng những vấn đề quan trọng và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Quyền lực xuất phát từ việc đưa mình vào hoàn cảnh của người khác - bất kể là nhân viên, khách hàng, đối tác hoặc nhà đầu tư - để hiểu rõ họ từ đâu đến và xây dựng cầu nối cho giải pháp với họ.
6. Đốt cháy chu kỳ về những thứ không quan trọng
Thay vào đó: Ưu tiên cao độ cho những việc quan trọng nhất.
Thực hiện những cam kết của bạn, chịu trách nhiệm và kỳ vọng điều tương tự từ những người khác nhưng luôn luôn ghi nhớ những ưu tiên chủ chốt của bạn và nói không với những điều không thuộc danh sách ưu tiên.
Chúng ta có xu hướng chiến đấu với quan điểm phớt lờ những điều không được ưu tiên (ví dụ, không trả lời những email không quan trọng), nhưng cuộc sống của bạn (cả công việc và cá nhân) rốt cuộc sẽ nổ tung nếu bạn không bắt đầu dành ưu tiên cao độ cho những điều quan trọng nhất.
7. Kiệt sức
Thay vào đó: “Giải thoát” và tạo cảm hứng.
Một vài nhà lãnh đạo cao cấp trong thế giới công nghệ mới đây đã tỏ ra kiệt sức. Đây là hiện tượng phổ biến của doanh nhân và nhà đầu tư, nhưng nhiều người không nói về việc này.
Hãy lên kế hoạch nghỉ ngơi và các kỳ nghỉ. Tái tạo sức lực. Việc gạt bỏ những điều cơ bản thông thường sẽ giúp bạn có được viễn cảnh tốt hơn, giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, sáng tạo hơn và lo lắng ít hơn. Việc này cũng giúp bạn khỏe mạnh hơn và tránh không bị đâm đầu vào tường. Có lời khuyên thế này “Đôi khi bạn phải chậm lại để tăng tốc”. Điều này hoàn toàn đúng.
8. Đánh giá thấp thách thức khi khởi nghiệp và mở rộng quy mô công ty
Thay vào đó: Luôn quyết tâm và kiên cường.
Trở thành doanh nhân có thể rất khó khăn, vất vả và cô đơn. Thách thức xuất hiện mỗi ngày, hoàn toàn bất ngờ, và bạn không thể nói với nhóm làm việc của bạn hoặc toàn bộ hệ thống về nhiều vấn đề bạn đang đối mặt. Kiên cường là một trong những tính cách quan trọng nhất của một doanh nhân thành công.
Bạn có thể bị hạ đo ván, và bạn cần phải đứng dậy. Sau đó bạn lại bị hạ đo ván hết lần này đến lần khác và bạn phải liên tục đứng dậy. Hãy học hỏi từ những người đi trước. Học hỏi từ mọi trải nghiệm. Và cuối cùng thì điều duy nhất định rõ con người bạn là bạn có đứng dậy được hay không.
(Theo Inc.)