6 câu "thần chú" nổi tiếng của các doanh nhân siêu thành công

03/12/2015 05:05

6 câu "thần chú" nổi tiếng của các doanh nhân siêu thành công

Các doanh nhân thành công thường suy nghĩ theo những cách mà hiếm người nghĩ tới. Họ luôn hiểu rõ những điều mình muốn, biết cách làm thế nào để đạt được, và tin rằng thành công nhất định sẽ đến. Chính điều đó đã giúp họ tạo nên những thành công lớn lao vượt hơn cả những giấc mơ hoang đường nhất.


Những câu nói được trích dẫn dưới đây thể hiện đúng tinh thần doanh nhân như vậy.

1. "Tôi không quan tâm người khác nghĩ gì”

Lão Tử nói: “Quan tâm đến những gì người khác nghĩ, bạn sẽ luôn là tù nhân của họ”.

Các doanh nhân thành công hiểu rằng điều này hoàn toàn đúng. Nghe có vẻ tàn nhẫn khi không cần quan tâm xem mọi người nghĩ gì, nhưng việc xem nhẹ ý kiến của đám đông một cách đúng mực lại là điều cần thiết trong kinh doanh.

Nếu các doanh nhân quá để tâm đến suy nghĩ của những người khác về họ, họ sẽ không thể xây dựng một doanh nghiệp điển hình. Thay vào đó, họ chỉ đang cố gắng để làm hài lòng đám đông.

2. "Tôi ước mơ lớn hơn những gì bạn dám mơ"

Trước khi xây dựng một doanh nghiệp, bạn phải mơ ước về nó.

Howard Tullman đã viết: “Các doanh nhân thân mến: Hãy ước mơ và biến nó thành một ước mơ lớn lao”.

Đó là một lời khuyên đáng giá. Khi đọc các sứ mệnh của SpaceX, tôi đã cười thầm: “SpaceX được thành lập vào năm 2002 nhằm cách mạng hóa công nghệ không gian, với mục tiêu cuối cùng là cho phép con người sinh sống trên các hành tinh khác”.

Sống trên các hành tinh khác. Ý định này nghiêm túc chứ? Nhưng đó là những ước mơ bất chấp các quy tắc mà một doanh nhân cần phải có. Ước mơ của riêng tôi nhỏ bé hơn, nhưng chúng vẫn là những ước mơ. Những ước mơ ấy không hẳn giống như lần đầu tiên, nhưng khi nhìn lại, tôi thực sự vui vì mình đã mơ ước, đã dám làm và hoàn thành chúng.

Hãy bỏ qua các quy tắc và mở ra giấc mơ lớn nhất và điên rồ nhất của bạn.

3. "Điều đó thật ngu ngốc"

Bạn cần phải biết khi nào một vài thứ không hoạt động hiệu quả.

Xây dựng doanh nghiệp tạo ra một vòng xoáy của những thay đổi lớn và chuyển động mạnh mẽ. Nếu bạn quyết định tham gia vào mọi quyết định và phân tích từng động thái, bạn sẽ bị mắc kẹt. Đôi khi, bạn cần phải xác định một ý tưởng, một kế hoạch, một chiến lược hay một quyết định là "ngu ngốc", và đi tiếp.

Steve Jobs đã từng nói với đối thủ cạnh tranh George Bodenheimer, “Điện thoại của ông là ý tưởng xuẩn ngốc nhất mà tôi từng nghe”.

Jobs không e ngại việc quở trách hay nói thẳng nói thật. Bạn có thể bộc lộ nhiều sắc thái trong phát ngôn của mình, nhưng bạn cần phải rõ ràng trong tâm trí của bạn về những gì đáng để làm và những gì không.

4. "Chúng tôi sẽ tìm hiểu xem làm thế nào"

Doanh nhân cũng đồng thời là những nhà phát minh. Họ nghĩ ra các cách thức mới để làm những việc mới. Xây dựng doanh nghiệp là một cuộc phiêu lưu để học hỏi cách làm những điều mới mẻ, với những khách hàng mới, mô hình mới, cách tiếp cận mới, giải pháp mới, nhu cầu mới, thị trường mới. Trải nghiệm của doanh nhân là cuốn theo những điều mới mẻ.

Cách duy nhất để làm được những điều mới mẻ là học hỏi những điều mới. Elon Musk đã tự học về khoa học tên lửa và sau đó thành lập SpaceX. Thomas Edison đã tự học 10.000 bài học về thất bị khi chế tạo bóng đèn sợi đốt.

Nếu bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp, bạn sẽ phải tìm hiểu một vài điều. Bạn không cần phải tới trường. Bạn chỉ cần làm. Bạn có thể học hỏi trong quá trình làm việc.

5. "Hãy cố gắng thêm lần nữa"

Sau mỗi lần thất bại, hãy "cố gắng thêm lần nữa". Một trong những câu danh ngôn nổi tiếng nhất là: Nếu bạn không thành công ngay lần đầu tiên, hãy cố gắng, cố gắng, cố gắng thêm lần nữa.

Đó là câu nói nổi tiếng của William Hickson từ những năm 1800. Lời khuyên của ông là trái tim và linh hồn của việc xây dựng doanh nghiệp, bất chấp thất bại cùng quan điểm theo đuổi thành công của hàng triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới. Thất bại là một phần tất yếu của văn hóa kinh doanh. Doanh nhân được định nghĩa là những người chấp nhận mạo hiểm.

Văn hóa thất bại là điều không thể bỏ qua. Hãy điểm lại những câu nói trên báo chí về chủ đề này:

"Hãy thất bại nhanh chóng, thất bại thường xuyên" (Một câu thần chú)

"Thung lũng Silicon yêu thích sự thất bại." (Inc)

"Giờ đây thất bại được xem như một huy chương danh dự" (The New York Times)

"Thất bại chính là thành công." (Newsweek)

"Thất bại là tôn giáo mới của nền kinh tế mới" (Marketplace)

"Khi một doanh nghiệp khởi sự thất bại, đó là một thành công, thất bại là dấu hiệu của sự đổi mới đột phá" (The New Yorker)

Hầu như mọi doanh nhân thành công đều xây dựng doanh nghiệp của mình trên nền tảng của sự thất bại. Mỗi một lần thất bại - như nó phải xảy ra - đó là lúc bạn cần cố gắng thêm lần nữa.

Tỷ lệ thất bại trong kinh doanh thật đáng kinh ngạc. Nhưng những giai thoại về việc "cố gắng lần nữa" đã chứng minh cho động lực doanh nhân.

Richard Branson xây dựng khoảng 500 công ty. Chỉ một số ít trong đó thành công.

Harland Sanders - người sáng lập thương hiệu gà rán KFC - cũng đã phải cố gắng 1.009 lần trước khi một nhà hàng mua công thức gà rán bí mật của ông.

Tim Westergren, người sáng lập Pandora, cũng đã phải cố gắng nhiều hơn 300 lần để thu hút vốn đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp của mình.

Sau 5.126 lần cố gắng, nhà thiết kế James Dyson cũng đã chế tạo thành công máy hút bụi chân không.

Vì vậy, bạn thấy không? Việc cố gắng thêm một lần nữa thật sự đáng giá.

Một lần nữa.

Và một lần nữa.

6. “Không bao giờ là quá muộn"

Nguyên mẫu về "doanh nhân" thường là một người trẻ tuổi ngoài hai mươi, có một giấc mơ, có động lực và có chung một đặc điểm với các doanh nhân ở thung lũng Silicon (trường kỳ ăn mì gói trong 3-5 năm).

Nhưng, người nào cho rằng một doanh nhân phải là một nhà phát triển phần mềm tốt nghiệp ĐH Stanford quả thực là quá ngây thơ? Các doanh nhân đều hiều rõ rằng không bao giờ là quá muộn để dấn thân và chinh phục nghiệp kinh doanh.

Rất nhiều doanh nhân đã khởi sự công việc kinh doanh của họ khi đã ở tuổi xế chiều.

Lời kết

Đối với các doanh nhân thành công, cuộc chơi không bao giờ kết thúc mà chỉ là bắt đầu một hiệp mới.

Cho dù hành trình kinh doanh của bạn quanh co, thẳng tiến hay giậm chân tại chỗ, hãy lấy cảm hứng từ những quan điểm này, và xem chúng dẫn dắt bạn tới đâu.

Và khía cạnh nào của tinh thần doanh nhân khơi gợi cảm hứng cho bạn nhất?



Theo Entrepreneur