Trực giác tốt, dễ thành công hơn?
31/05/2014 07:53
Các nhà lãnh đạo có tư duy trực giác tốt hơn nhiều so với các nhân viên bình thường. Họ nhìn thấy những điều người khác không nhìn thấy và đó chính là nguyên nhân đưa họ lên địa vị cao hơn.
Đôi khi những giải pháp đúng được đưa ra dường như không có liên quan gì đến những phân tích logic, trí não tư duy không thể lý giải được những thông tin mà bộ não bất chợt nhận được. Khi mà những kĩ năng trường lớp không làm sao giải quyết được vấn đề, lúc đó trực giác lên tiếng.
Linh cảm trước về cái chết
Vào buổi sáng ngày 11/9/2001, Eamon, làm việc cho Cantor Fitzgerald, một công ty dịch vụ tài chính, trên tầng 105 của Tháp phía bắc Trung tâm Thương mại thế giới (trung tâm New York, USA), đột nhiên bị chóng mặt khi chuẩn bị đi làm. Những cơn xây xẩm mặt mày như thế không phải là chưa từng có tiền lệ nhưng Eamon thực sự chưa bị chóng mặt suốt hơn một năm qua.
Anh vẫn lên đường đến tòa tháp đôi ấy để làm việc. Và rồi chuyện bi thảm nhất xảy ra, vợ anh và 4 đứa con đáng yêu của anh đã không bao giờ gặp lại anh ấy một lần nữa.
Nhưng ngay cả sau cái chết của anh ấy, vợ anh vẫn bị ám ảnh với các câu hỏi: “Tại sao anh ấy lại bị xây xẩm mặt mày đúng vào ngày cụ thể đó? Tại sao anh ấy lại nhất quyết đi làm đến như vậy? Chuyện gì xảy ra nếu tôi đã cố gắng thuyết phục anh ấy ở nhà?”.
Khi nhìn lại dường như rõ ràng là: Eamon đã có hàng loạt điềm báo về cái chết của anh ấy, anh ấy từng luôn tin rằng mình sẽ chết trẻ, anh ấy từng dự đoán sẽ không sống sót qua thiên niên kỷ và thường xuyên nhắc tôi rằng, về mặt kỹ thuật, thiên niên kỷ mới bắt đầu từ năm 2001, chứ không phải năm 2000.
Khi tháng 9 tới, mối lo âu của anh ấy rõ ràng ngày càng tăng lên. Anh ấy đã dành cả một buổi đoàn tụ gia đình để thảo luận về khả năng xảy ra một vụ tấn công khủng bố nữa vào Trung tâm Thương mại Thế giới (tòa tháp phía bắc từng bị đánh bom năm 1993) và tranh luận về các lộ trình thoát hiểm với em trai.
Hai ngày sau, Eamon đã cho thấy nhiều dấu hiệu hơn nữa của sự bất an. "Bonnie, em cần phải bắt đầu áp dụng nhiều kỷ luật hơn đối với bọn trẻ vì khi anh đi, em sẽ rất vất vả", anh ấy tuyên bố. "Nhưng anh là người ra kỷ luật", tôi đáp. Anh ấy liền tiếp lời: "Đúng, nhưng anh sẽ không ở đây lâu đến vậy... Rồi em sẽ thấy".
“Khi đã nhận thức được mọi việc, tôi không còn nghi ngờ rằng Eamon đã biết cái chết của anh ấy sắp đến. Nhưng ai đã chỉ dẫn cho anh ấy? Anh ấy đã nhận được thông tin và sức mạnh tâm linh từ đâu? Sau thảm họa năm 2001, tôi đã tự hỏi mình những câu hỏi kiểu như vậy hàng triệu lần”.
Thành công nhờ sự hỗ trợ của trực giác
Để quyết định đúng, bạn cần thông tin. Bạn cần “nhận ra” ngay các thông tin nào là có ích mà không cần phải vắt óc suy nghĩ để chọn lựa chúng, nó tiết kiệm cho bạn rất nhiều công sức và giúp bạn tìm ra phương pháp tối ưu để giải quyết vấn đề. Sự thành công trong đời sống là điều ai cũng mong muốn, nhưng để đạt được nó nếu không có khả năng cảm nhận và trực giác tốt, bạn sẽ bị hạn chế rất nhiều.
George Soros, nhà tỷ phú Mỹ xếp hạng 38 trong số những người giàu nhất thế giới là một ví dụ về tận dụng khả năng cảm nhận. Phần lớn các cuộc đầu tư bạc tỷ của Soros đều dựa vào linh cảm. Ông cũng nói rằng mỗi khi lưng mình bắt đầu nhói đau là tín hiệu báo trước một điều gì đó không thuận lợi trong quyết định đầu tư chuẩn bị được đưa ra. Những trường hợp đó, ông đã nghiên cứu kỹ các điều kiện hoặc rút lui đúng lúc và nhờ vậy đã nhiều lần tránh được thất bại.
Viện sĩ Xobolev của Nga tìm ra kim cương ở vùng Iakutsk, viện sĩ Muratov (1908 - 1983) tìm ra dầu mỏ ở vùng Tây Siberi đều do linh tính mách bảo, điều này cũng có thể được giải thích bằng kinh nghiệm và sự so sánh của ông về sự kiến tạo giữa các miền khác trên thế giới. Nhưng mặt khác, linh tính cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Weston Agor, một giáo sư khoa Quản lý đã nghiên cứu vai trò của linh cảm trong kinh doanh. Ông yêu cầu 2000 nhà kinh doanh trả lời một trắc nghiệm để xác định các nét tính cách. Ông khám phá ra rằng, các nhà lãnh đạo có tư duy trực giác tốt hơn nhiều so với các nhân viên bình thường. Agor nói: “Bạn gọi là linh cảm, trực giác hay giác quan thứ sáu cũng được”.
Họ nhìn thấy những điều người khác không nhìn thấy và đó chính là nguyên nhân đưa họ lên địa vị cao hơn. Một nghiên cứu khác của BS Eliot Hutchinson cho thấy linh cảm giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của 80% trong số 253 hoạ sĩ, nhạc sĩ và văn sĩ, những tác phẩm bất hủ của Picasso, Mozart… đều là kết quả đột phá của một quá trình chiêm nghiệm lâu dài, có khi “nổ ra” lúc họ đang ngủ.
Tất cả đều bắt nguồn từ cái biết trực giác. Có trực giác tốt và hiểu biết về nó, bạn sẽ trở nên thành công hơn nhờ nhận ra những dấu vết cơ hội ngay khi chúng chưa hiển lộ rõ ràng, bạn sẽ tránh được nhiều sai lầm hay tai nạn sắp xảy ra. Khi hiểu về khả năng cảm nhận và những dấu hiệu trực giác, bạn có thể khám phá ra năng lực tiềm ẩn của mỗi cá nhân, phát triển chúng tốt nhất. Một cách nói khác: chúng ta tự nhận ra và thay đổi chính mình.
Tổng hợp