Câu chuyện của Nestlé
Nestlé đã thay đổi phương thức bán và bảo trì máy pha cà phê Nespresso để phù hợp với chiến lược của công ty.
Tầm quan trọng của việc xác định rõ các lựa chọn trong ba yếu tố chiến lược – nhắm vào ai, đưa ra cái gì, triển khai theo cách nào tốt nhất – được thể hiện rõ trong ví dụ về Nespresso, một máy pha cà phê dễ sử dụng được công ty Nestlé của Thụy Sĩ phát triển. Mặc dù sản phẩm có hình dáng và cách sử dụng đơn giản, Nestlé đã phải mất hơn 10 năm để phát triển chiếc máy này.
Sau vài năm chỉ đạt được thành công hạn chế, một chiến lược mới đã cải thiện khả năng sinh lợi. Hệ thống máy Nespresso gồm hai phần: máy và hộp đựng cà phê. Phần cà phê tách biệt khỏi phần máy vốn được một công ty khác sản xuất và bán ra thị trường. Nestle không còn chịu trách nhiệm về việc bán hay bảo trì máy - là lĩnh vực mà Nestlé cũng không phải chuyên gia. Nhưng điều quan trọng là cái máy đó chỉ có thể sử dụng hộp cà phê Nespresso, và điều này bảo đảm doanh số bán cà phê của Nestlé trong tương lai. Đối tượng khách hàng mục tiêu được thay đổi từ dân văn phòng chuyển sang những người nội trợ, và quy trình bán hàng được quản lý hoàn toàn qua câu lạc bộ Nespresso (bằng điện thoại, fax, hay website, với những hộp cà phê cho máy Nespresso được giao trực tiếp đến khách hàng).
Lời khuyên cho nhà quản lý
Để bảo đảm cho một chiến lược thành công:
1. Tạo ra một vị thế chiến lược độc đáo cho công ty. Tập trung vào việc khách hàng của bạn là ai, điều giá trị gì mà bạn mang đến cho khách hàng, và làm thế nào bạn có thể thực hiện điều này một cách hiệu quả. (Đừng lẫn lộn giữa chiến lược với tầm nhìn, nhiệm vụ, hay mục tiêu).
2. Có những lựa chọn ý nghĩa và đặc sắc. Kết hợp những lựa chọn này lại trong một hệ thống các hoạt động tự củng cố và phù hợp với nhau. Các sai sót thường gặp bao gồm việc để mở các lựa chọn, để cho mọi người bỏ qua các lựa chọn, sử dụng biện phát để có tăng trưởng mà ép buộc mọi người bỏ qua chiến lược bao quát của công ty, và phân tích những việc thiếu khả thi.
3. Hiểu được tầm quan trọng của các giá trị và sự động viên. Văn hóa và giá trị, sự đánh giá và sự động viên, con người, cấu trúc, và quy trình, tất cả quyết định môi trường làm việc của công ty. Thông qua những ứng xử có ảnh hưởng, những điều này sẽ tác động đến sự thành công của chiến lược mà bạn triển khai.
4. Nhận được tình cảm ủng hộ của mọi người đối với chiến lược. Bất cứ chiến lược nào cũng sẽ thất bại trừ phi mọi người nhiện tình ủng hộ để chiến lược được thành công.
5. Nhận biết sự thông hiểu không giống với điều được truyền đạt. Hãy giải thích tại sao chiến lược này quan trọng với công ty và từng cá nhân.
6. Đừng bỏ qua khoảng cách giữa hiểu biết và hành động. Các cá nhân thường có khuynh hướng thực hiện những việc cần chứ không phải là những việc quan trọng nhất.
7. Đừng cho rằng chiến lược chỉ có thể được phát triển bởi những nhà lãnh đạo “cao cấp”. Các ý tưởng có thể đến từ bất cứ ai, bất cứ lúc nào, bất cứ ở chỗi nào.
8. Giữ cho chiến lược của bạn linh hoạt. Ý tưởng có một đời sống riêng. Luôn luôn đánh giá lại câu trả lời của những câu hỏi “ai, cái gì và như thế nào”. Chiến lược cũng đòi hỏi sự điều chỉnh để phù hợp với các tình huống khách quan. Vì vậy hãy cho phép người của bạn phản ứng và điều chỉnh mà không cần phải chờ được cho phép.
Ở mỗi ngành nghề đều có vài vị thế mà một công ty có thể chiếm giữ. Điều cốt lõi của chiến lược là lựa chọn vị thế mà công ty của bạn sẽ giành được. Nếu điều này đã đạt được rồi, công ty có thể khoanh lấy một vị thế chiến lược độc đáo.
Theo Nhượng Quyền Việt Nam