Những điều cần tránh khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng.

16/04/2014 09:44

Những điều cần tránh khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng. Khi nghĩ lại về lời mời làm việc cuối cùng đã nhận, bạn có hài lòng không? Có một thống kê cho rằng có đến 60% người được hỏi thường không tự hào thừa nhận cũng như không hài lòng về mức lương hiện tại của mình. Nhưng có bao nhiêu người rút ra được bài học về kỹ năng thương lượng khi nhận việc mới?

Cô Victora Pynchon là một tác giả, một luật sư, một chuyên gia tư vấn thương lượng phụ trách mục “kỹ năng thương lượng” của tạp chí Forbes đã tiếc lộ những điều bạn, đặc biệt là phụ nữ, nhất thiết phải tránh khi đàm phán những vấn đề liên quan đến kỹ thuật thương lượng khi nhận công việc mới của mình như sau:

“Tôi xin lỗi”

Phụ nữ thường có xu hướng xin lỗi cho những điều không cần thiết. Có thể nói rằng họ có phản xạ xin lỗi ngay cả với những vật dụng nội thất khi va chạm vào nó. Những lời xin lỗi trong đàm phán có thể làm giảm trọng lượng của bạn. Nên tránh xa những câu như “ Tôi xin lỗi về yêu cầu của tôi, nhưng tôi mong muốn một mức lương cao hơn”

“Tôi xứng đáng nhận mức lương 2.000 USD nhưng tôi có thể chấp nhận 1.500 USD”

Đừng bao giờ giảm giá ngay khi bạn đề nghị mức lương bạn thật sư mong muốn. Vì khi bạn làm vậy, người ta có thể có cảm giác giá trị của bạn thấp hơn vì bạn là phụ nữ. Hãy thực hành lời đề nghị mức lương với bạn của bạn cho đến khi bạn đủ tự tin đến cuộc phỏng vấn và thương lượng.

Nói “vâng” (Với lời đề nghị đầu tiên)

Trong trường hợp bạn không có cơ hội để tự đề nghị mức lương cho mình(hay không có cơ hội  để chứng minh mức đó là hợp lý và sẳn sàng chấp nhận) thì ít nhất bạn cũng không đồng ý với lời đề nghị đầu tiên của nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng luôn nghĩ rằng bạn sẽ thương lượng trên mức lương đề nghị đầu tiên. Bạn có thể trả lời “Tôi đánh giá cao lời đề nghị của bạn, nhưng theo thông tin về thị trường, mức lương xứng đáng mà tôi mong đợi là…”

Nói “không” (Nếu bạn thấy cuộc đàm phán bế tắc)

Mục đích của cuộc đàm phán là lái cuộc trò chuyện vào một thoả thuận. Nói “không” và đóng cửa cuộc trò chuyện sẽ rất khó khăn để bắt đầu trở lại. Thay vì đàm phán thẳng vào chỉ một con số tiền lương, bạn có thể đàm phán các khoản trợ cấp khác, hay có thể chia sẻ những yêu cầu khi làm việc mà bạn đang có hay mong đợi. Hãy hỏi những câu hỏi mở để tạo điều kiện cho nhà tuyển dụng tìm những hướng ra linh động cho cuộc đàm phán.

Một điều bạn cần ghi nhớ là không nên sử dụng tiếng lóng của tuổi teen trong cuộc đàm phán, nó có xu hướng làm cho bạn có vẻ chưa trưởng thành, nó phá huỷ bất kỳ nỗ lực tạo dựng hình ảnh của bạn. Người có sức mạnh đàm phán lớn nhất là người có khả năng rời bỏ thỏa thuận. Khi thoả thuận với nhà tuyển dụng bạn thường ở vị thế “mặc cả yếu” vì thế bạn cần xây dựng cho mình một lập trường. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có đủ tự tin, đừng giả bộ thể hiện.

Cuối cùng nếu bạn thất bại trong cuộc thương lượng này, hãy ghi nhớ những điểm yếu của mình, bạn sẽ tìm ra được cách riêng để tăng sức mạnh cho chính mình trong con đường  nghề nghiệp phía trước.
 

Theo Forbes