Ngũ Luân Thư - Đạo binh pháp của doanh nhân Nhật Bản

31/05/2014 07:02

Ngũ Luân Thư - Đạo binh pháp của doanh nhân Nhật Bản


Nếu bạn tò mò tại sao người Nhật có thể xông pha giữa giới kinh doanh phương Tây dễ như lưỡi kiếm Samurai cắt ngang miếng bơ, câu trả lời không nằm trong xí nghiệp hay những máy móc tự động. Nó nằm trong Ngũ Luân Thư” – Time Out.



Ngũ Luân Thư gồm 5 quyển: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không.


Tác giả: Miyamoto Musashi

Người dịch: Bùi Thế Cần

Nhà xuất bản Thế Giới, 2013

 

Về tác giả

Miyamoto Musashi (1584-1645) là một Thánh kiếm, sáng lập trường phái binh pháp Niten Ichiryu (Nhị Thiên Nhất Lưu). Ngoài tác phẩm binh pháp Ngũ Luân Thư, ông còn để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm điêu khắc, thư pháp và tranh thủy mặc.


1. Địa Chi Quyển (Chi No Maki)

 

Dẫn nhập

Binh pháp là nghề của binh gia. Đạo của binh gia là sự kết hợp kỳ diệu của Bút đạo và Kiếm đạo. Võ đạo gia là phải nghiên cứu binh pháp để vượt lên mọi giới hạn của con người. Học và hành đạo binh pháp luôn nghĩ đến cái đắc dụng của nó, thấu được điểm đắc dụng, đó mới là đạo chân chính của binh pháp.

 

Đạo của binh pháp

Binh pháp là một nghệ thuật, một phép tu luyện bổ ích. Người ta thường nói “binh pháp sơ lậu là căn nguyên của khổ ải”. Vì, chân giá trị của binh pháp không thể khu trú trong giới hạn của kiếm thuật.

Có bốn đạo làm người trong đời: Sĩ – Nông – Công – Thương.

Đạo của nông phu, ngoài việc sử dụng nông cụ, anh ta dùng cả đời mình để quan sát sự chuyển tiếp của bốn mùa và sự biến đổi của mùa vụ.

Cách sống của thương nhân là luôn luôn mưu cầu lợi nhuận, đó là đạo của kẻ làm ăn buôn bán.

Đạo của người võ sĩ là phải biết thấu hiểu các vũ khí mà mình mang theo.

Đạo của nghệ nhân là thành thạo các công cụ và triển khai công việc theo đúng bản vẽ.

 

So sánh đạo của người thợ mộc và binh pháp

Người thợ mộc dùng một bản vẽ để dựng nhà, binh pháp cũng có một bản kế hoạch để chiến đấu. Muốn học binh pháp thì phải miệt mài rèn giũa như người thợ cả.

Cái đạo của người thợ cả là phải hiểu được quy luật của thiên nhiên, pháp luật, gia quy. Là một người chỉ huy có trách nhiệm, giao việc cho thợ tùy khả năng từng người, thấu hiểu tinh thần và tâm tư của họ, khích lệ họ khi cần thiết.

Người thợ cả phải biết chọn gỗ, cây gỗ thẳng tốt thì làm ở đâu, cây yếu xấu thì làm việc gì.

Những điều này tương tự như nguyên lý của binh pháp.

 

Tâm đắc của sĩ tốt về đạo của binh pháp

Như một chiến binh, người thợ mộc luôn mài giũa đồ nghề của mình, để chúng là những dụng cụ chính xác và sắc bén. Sử dụng thành thạo các công cụ để chế tác các vật dụng phức tạp hay đơn giản, học được phép đo và hiểu được bản vẽ. Cái đạt của người thợ mộc là công trình trung thành với bản thiết kế, không cong vẹo, lệch lạc.

Đó là cái đạo của người thợ mộc. Hãy nghiền ngẫm về những điều này.

 

Khái lược nội dung của ngũ quyển

Phần chính của đạo binh pháp theo quan điểm Nhất Lưu được diễn giải trong Địa Chi Quyển. Việc nhỏ, việc lớn, điều nông cạn, điều sâu sắc như con lộ được vạch ra rõ ràng trên mặt đất mênh mông.

Nước có thể tự thay đổi để thích ứng với vật đựng nó; nước có khi chảy róc rách có khi lại thét gào, tính trong vắt của nước của môn phái Nhất Lưu được trình bày trong Thủy Chi Quyển.

Kỹ thuật, phương pháp chiến đấu trong các trận chiến mạnh mẽ và hung bạo như lửa được mô tả trong Hỏa Chi Quyển.

Phong có nghĩa là cổ phong, truyền thống, triết lý của Nhị Thiên Nhất Lưu hoàn toàn khác với các môn phái khác, được trình bày rõ trong Phong Chi Quyển.

Đạo của binh pháp là cái đạo của thiên nhiên. Đạt nguyên lý có nghĩa là không đạt nguyên lý nào sẽ được trình bày rõ trong Không Chi Quyển.

 

Danh xưng “Nhị Thiên Nhất Lưu”

Mọi võ sĩ đều mang hai thanh kiếm ở thắt lưng, đó là đạo của võ sĩ (kiếm và đoãn kiếm). “Nhị Thiên Nhất Lưu” cho ta thấy lợi điểm của việc sử dụng song kiếm. Phương pháp của ta là cầm kiếm một tay, cầm trường kiếm cả hai tay là không đúng đạo. Trường kiếm phải được loang một cách khoáng đạt và đoản kiếm thì phải vung một cách sít sao. Đạo của Nhị Thiên Nhất Lưu là tắt thắng.

 

DOWNLOAD TÓM TẮT

 

 

Theo Nhượng Quyền Việt Nam