Luyện não như thế nào để tiêu tiền một cách thông minh hơn?
02/08/2014 04:57
Người ta nói rằng tiền bạc không thể mua được hạnh phúc, nhưng hãy hình dung cuộc sống sẽ tuyệt vời như thế nào nếu bạn sở hữu một căn hộ tiện nghi, hay dạo chơi khắp nơi trên một chiếc xe 4 bánh.
Tất nhiên, việc mua sắm những thứ không cần thiết sẽ không giúp cho bạn thực sự có được hạnh phúc lâu dài.
Và , mặc dù mọi người đều hiểu rằng tiết kiệm tiền bạc sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc hơn về lâu về dài, bằng cách tích lũy đủ tiền để mua một căn hộ hoặc đảm bảo tương lai bằng một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Lý thuyết là vậy, nhưng để thực hiện đúng theo những gì chúng ta suy nghĩ thực ra lại rất khó khăn.
Nói cách khác, tâm trí con người thường không "sáng suốt" khi đưa ra những quyết định chi tiêu. Nhưng tin tốt là các nhà khoa học đang cố gắng để giải quyết vấn đề này và phát hiện ra phương pháp đểchúng ta có thể "đào tạo" lại bộ não nhằm đưa ra những lựa chọn tốt hơn.
Tiến sĩ Ryan T. Howell, giáo sư tâm lý tại Đại học bang San Francisco, là người điều hành một trang webchuyên nghiên cứu tâm lý Hàng ngày ở trường đại học, Howell và các chuyên gia tại phòng thí nghiệm đã tiến hành thực hiện những nghiên cứu để trả lời một câu hỏi rất quan trọng:
"Tiền có khiến cho chúng ta hạnh phúc nếu chúng ta chi tiêu nó vào một việc đúng đắn?"
Howell đã chia sẻ những kết luận chính từ nghiên cứu và tiết lộ một số thủ thuật tâm lý để ta có những cách sử dụng đồng tiền khôn ngoan hơn.
Những đặc điểm khi một người hài lòng với quyết định chi tiêu của họ là gì?
Tiến sĩ Ryan T. Howell cho biết:
Để tối đa hóa niềm hạnh phúc, điều đầu tiên bạn cần làm là không để vướng phải khoản nợ nào từ thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng có thể mang lại cho bạn một số niềm vui nhất thời khi mua sắm, nhưng những khoản nợ tài chính sẽ nhanh chóng làm cho niềm vui của bạn biến mất, đó là tồi tệ nhất trên Thế giới đe dọa tới hạnh phúc của bạn.
Thứ hai, những người hạnh phúc thường sử dụng đồng tiền theo một phương án chung sau khi những nhu cầu thiết yếu của họ đã được thỏa mãn. Họ sẽ đầu tư hoặc dành dụm 25% tổng số tiền; khoảng 12% được đóng góp vào quỹ từ thiện, các tổ chức tôn giáo, hay mua quà cho mọi người. Và 40% dành cho các trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc sống.
Bạn nên tự hỏi bản thân những câu hỏi kiểu như: Mua thứ này có thực sự cần thiết không? Thứ này sẽ giúp mối quan hệ giữa bạn bè và gia đình trở nên thân thiết hơn? Nó sẽ làm cho bạn cảm thấy tự tin hơn? Nó sẽ giúp bạn khẳng định giá trị của bản thân? Bạn mua thứ này là vì các giá trị thiết thực của nómang lại?
Nếu câu trả lời cho những câu hỏi này là có, quyết định mua bán của bạn là chính xác!
Tại sao lại phung phí tiền bạc vào những thứ không thực sự khiến ta hạnh phúc?
Nguyên nhân là do một cái gì đó tương tự như sự "kỳ vọng". Đó là trạng thái tâm kỳ lạ mà chúng ta có khi đi mua sắm, khi mà chúng ta nghĩ rằng mua sắm nhiều sẽ giúp mang lại sự biến đổi cuộc sống. Vấn đề lànó thường không như vậy!
Nghiên cứu cho thấy rằng, khi yêu cầu mọi người nhớ lại lần cuối cùng họ tiêu tiền vào cái gì mà họ nghĩ rằng sẽ làm cho họ hạnh phúc, câu trả lời điển hình sẽ là :
"Tôi đi vào trung tâm mua sắm, và tôi hình dung mình sẽ mua những đôi giày. Tôi nghĩ chúng sẽ làm chocuộc sống của tôi tốt hơn rất nhiều. Tôi nghĩ rằng những người bạn trên facebook của tôi sẽ bị ấn tượng".
Họ hy vọng mọi người sẽ chú ý và khen ngợi họ nhờ sự xuất hiện của những đôi giày mới, nhưng rồi họ đã phải thất vọng khi điều đó không xảy ra.
Có cách nào đánh lừa bộ não, giúp chúng ta từ bỏ thói quen mua sắm bừa bãi?
Một trong những cách để "đào tạo" bộ não là bạn phải thấm nhuần một quy tắc, mỗi khi bạn mua một món đồ, bạn phải ghi lại. Điều này sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc "rút tiền ra và mua". Tuy nhiên nó sẽ giúp bạn theo dõi chi tiêu của mình, điều này dần dần sẽ giúp bạn tiêu tiền một cách thông minh hơn.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu tiền là dễ dàng hơn nhiều khi bạn thanh toán bằng thẻ tín dụng. Số đông người sử dụng thẻ tín dụng vì lý do tiện lợi, có nghĩa rằng bạn không cần quan tâm đến ví tiền của mình có bao nhiêu mà vẫn có thể mua sắm ngay lập tức.
Khó khăn lớn nhất là việc Tiết kiệm tiền
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc có một mục tiêu cụ thể sẽ tạo động lực giúp bạn tiết kiệm tiền. Bởi vì chúng ta sẽ nhận được rất nhiều hạnh phúc trong suốt quá trình tiết kiệm, ví dụ như: "Tôi sẽđến Paris. Điều này thật tuyệt vời. Tôi sẽ ăn pho mát. Vui chơi tại đây sẽ mang lại cho chúng tôi rất nhiềuniềm vui..."
Nhưng nếu bạn không có động lực để theo đuổi, bạn sẽ nói: "Tôi muốn tận hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống ngay bây giờ".
Hãy luôn nhớ rằng: Chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc lâu dài nếu biết tiết kiệm cho tương lai, nếu chỉ biết hưởng thụ ngay lập tức thì chỉ mang lại hạnh phúc nhất thời mà thôi.
Vương Nguyễn (Theo Trí thức trẻ)