Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường: Yêu sức khỏe và biết đầu tư
16/07/2014 10:13
Trích phát biểu của Rich Karlgaard tại lễ tốt nghiệp của sinh viên đại học Northcentral ngày 7.6.2014.
Những người thành công luôn tràn đầy năng lượng. Bạn có thấy không? Có người may mắn sinh ra đã khỏe mạnh rồi, còn hầu hết chúng ta đều cần phải tu dưỡng. Tôi hỏi bạn: Sức khỏe và nguồn năng lượng của bạn thế nào? Bạn có đủ khỏe để bước tiếp không?
Google từ khóa “tam giác sức khỏe” (triangle of health), bạn sẽ có kim chỉ nam giúp bạn cân bằng sức khỏe.
Cạnh tranh đầu tiên của tam giác là sức khỏe thể chất. Chúng ta đều hiểu nghĩa là gì. Nếu không hiểu, bạn nhìn vào gương, có thể soi thân hình bạn khi bạn không mặc gì cả.
Hãy đầu tư vào thể chất của bạn. Đừng tìm lý do thoái khác. Ăn uống lành mạnh. Tập thể dục. Ngủ đủ. Chỉ đơn giản thế thôi.
Làm đi. Nền kinh tế thế kỷ 21 đòi hỏi bạn cần năng lượng khổng lồ. Để thành công, bạn phải tận dụng tối đa sức khỏe mà Chúa ban tặng cho bạn.
Cạnh thứ nhì của tam giác là sức khỏe tâm lý và cảm xúc. Cái này khó hơn đấy. Có sự trì trệ nào về tâm trí kéo bạn chay ì không? Nếu có, phải xử lý ngay và luôn, đừng chờ đợi. Tìm cha xứ. Tìm người tư vấn tâm lý. Tìm nhóm hỗ trợ. Làm bất cứ gì có thể.
Câu chuyện cá nhân: gần đây tôi đến gặp một cựu tài tử Hollywood để học cách diễn thuyết. Anh ấy chỉ cho tôi cách thở, cách đứng, tạo điệu bộ. “Đừng gãi mông nhé”, anh ấy nói. Với tôi, tất cả điều ấy đã giúp ích rất nhiều.
Rồi chúng tôi dành vài buổi học tiếp theo để nói về sức ì tâm lý. Ôi trời! Chúng tôi nói chủ yếu về nỗi sợ hãi. Điều gì làm chúng ta sợ hãi? Tính cầu toàn chăng? Sợ người khác thấy chung ta bạc nhược chăng? Sẽ ê chề nếu thất bại? Nhưng nếu chúng ta sợ nhất là thành công, mà không phải là sợ thất bại thì sao? Có lẽ, tận sâu thẳm, chúng ta nghĩ một kẻ từng bắt nạt chúng ta trong quá khứ sẽ trở lại và đánh chúng ta nếu ta dám thành công. Hay, buồn làm sao, chúng ta diễn dịch sai ý nghĩa tôn giáo của sự khiêm nhường, coi như Chúa tạo ra chúng ta để mặc định là thảm chùi chân. Chúng ta là ai mà có quyền thành công?
Chúng ta hủy hoại bản thân theo nhiều cách khác nhau. Hãy đối mặt với những vấn đề này. Hãy lôi chúng ra ánh sáng và xử lý chúng.
Các sinh viên tốt nghiệp năm 2014, các bạn đã làm việc cật lực và vượt qua những cái ngưỡng có thể khiến bạn vấp ngã. Sau hôm nay, các bạn sẽ bước vào sân chơi lớn hơn. Đừng để những gánh nặng tâm lý kéo ghì bạn lại.
Cạnh thứ ba của tam giác là sức khỏe xã hội. Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên. Bạn có biết đàn ông độc thân có tuổi thọ kém 8-17 năm so với người kết hôn? Độc thân không phải kẻ có tội, kẻ có tội là sự cô lập mình. Đàn ông độc thân có xu hướng cô lập mình hơn phụ nữ độc thân. Họ uống bia rượu nhiều hơn, lái xe ẩu hơn, vào những trang web không lành mạnh nhiều hơn.’
Sức khỏe xã hội rất quan trọng. Khi bạn trèo lên một ngọn núi, đừng quên nó nhé. Hãy tươi cười và nuôi dưỡng những mối quan hệ cốt yếu của mình, đó là người bạn đời, người yêu, gia đình, bạn bè. Đừng vào những trang web vớ vẫn nhé.
Hãy đầu tư, đừng tiêu thụ
Bất cứ người thành đạt nào tôi gặp, từ Warren Buffett đến Bill Gates, từ mục sư Rick Warren đến ca sĩ rock Bono, đều đánh giá mỗi đồng đô la và mỗi phút thời gian như là món đầu tư, chứ không phải là một món hàng tiêu thụ. Rõ ràng là những người thành công lại rất kiên định với cách tư duy đầu tư như thế.
Bill và Melinda Gates giờ là những nhà từ thiện rộng lượng nhất thế giới. Nhưng họ muốn, và kỳ vọng, hàng tỉ đô la họ bỏ ra sẽ làm nên điều gì đó như cứu trẻ em thoát khỏi bệnh sốt rét, xây dựng hệ thống nước sạch hơn.
Bill Gates không nghĩ đến chuyện làm từ thiện sẽ giúp mình thanh thản hơn. Nếu thế thì là kiểu tiêu thụ như điên. Bill rất nguyên tắc, ông ấy không nghĩ thế đâu. Ông đầu tư để nhận lại.
Mục sư Rick Warren thì xác định ông ấy giảm cân và có thân hình cân đối hơn. Vì thế cách nhìn cơ bản của ông về món ăn chay thay đổi. Thay vì tiêu thụ thức ăn để thỏa mãn những ý muốn phù du – tất cả chúng ta đều như thế - mục sư Rick giờ đây đầu tư vào cơ thể ông như thể nó là ngôi đền của Chúa, và ông đặt niềm tin vào nó.
Các bạn khóa 2014, hãy bỏ từ “tiêu thụ” ra khỏi từ điển sống của mình. Đừng bao giờ tiêu thụ. Hãy luôn luôn đầu tư.
Theo Forbes VN