8 mẹo đẩy lùi những cơn giận hủy diệt

31/05/2014 07:44


Những cơn giận dữ luôn có sức mạnh hủy diệt bất cứ người nào. Để đẩy lui cơn giận, phải hiểu được cơ chế và nguyên nhân của nó.


 

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

 
Cơn giận đến từ sự mong đợi và được duy trì bằng sự bất lực. Hiểu được điều đó, bạn cần để ý vào bản thân để giảm dần cường độ của cơn giận. Khi làm được điều đó, bạn dần gieo vào tiềm thức của mình năng lượng của sự bình an, thay cho sự nóng giận.
 
Dưới đây là 8 mẹo để đẩy lùi cơn giận:
 
1. Chấp nhận
 
Luôn chấp nhận mọi điều, mọi việc diễn ra, tồn tại theo cách của nó và chấp nhận mọi người có thể giới của riêng họ. Bạn nên thực hành ngay từ bây giờ bởi vì khi bạn chấp nhận mọi việc xung quanh tốt hơn, thì bạn sẽ thấy cơn giận của mình nổ ra là vô lý.
 
2. Tập trung vào tương lai
 
Hãy bỏ qua quá khứ, sống hết mình với hiện tại và định hướng những điều mới mẻ cho tương lai. Tập trung cả suy nghĩ cũng như hành động vào tương lai nhưng không phải loại tương lại tràn đầy ham muốn, kỳ vọng hão huyền mà là tương lai thực tế, ở đó mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
 
3. Quan sát, chờ đợi và nhận biết
 
Mỗi khi gặp những chuyện không vui, đừng nóng nảy và bực tức, hãy tìm lý do tại sao mình có cảm giác như vậy. Nếu nguyên do nằm ở người khác, cũng đừng vội phán xét họ và không kết tội ai hay điều gì cả. Việc này giúp chúng ta xây dựng sự hiểu biết về bản thân và người khác, giúp ta nhìn ra sự thật hàm chứa dưới mọi góc độ nơi con người. Kiên nhẫn để nhận biết những điều còn ẩn chứa vì sự thật thường ít phô bày ra trừ khi con người tìm được chúng.
 
4. Khuyên nhủ bản thân
 
Chúng ta thường gây tổn thương cho bản thân khi chán nản, lo lắng. Hãy ngưng làm điều này ngay. Bạn thường khuyên nhủ những người khác điều gì khi họ tự gây tổn thương cho họ? Bây giờ bạn có thể làm điều đó với mình, tự nhủ mình vượt qua những cảm xúc không tốt. Nếu có ý tưởng nào hay cho việc này, hãy viết ra và ghi nhớ để thực hành.
 
5. “Rút lui” vào lúc thích hợp
 
Trong cuộc họp hay ở một nơi nào đó trong công sở, gia đình,… hãy giữ trạng thái bình tĩnh, thái độ quan sát tách rời, khách quan, không can dự vào chuyện gì khi nhận thấy cuộc tranh luận đang đi tới đỉnh điểm. Nghĩa là chúng ta học cách làm chủ những phản ứng của mình, chứ không phải là sự thờ ơ, chối bỏ trách nhiệm. Biết “rút lui” đúng lúc để tránh những cuộc tranh cãi không có kết quả hơn là sau đó chịu đựng sự giày vò trong trái tim.
 
6. Tập trung tích cực
 
Nếu tức giận đã trở thành thói quen “ăn sâu” vào bạn, hãy chủ động tìm ra một lĩnh vực nào đó để bạn có thể tập trung thời gian và năng lượng theo cách tích cực nhất. Cách làm này giống như việc mang cây ra khỏi bình nước, cây “tức giận” sẽ bắt đầu khô héo và chết dần.
 
7. Truy tìm nguyên nhân
 
Hãy tưởng tượng chúng ta là thám tử Sherlock Homes để “điều tra” mọi cảm xúc của mình. Mỗi khi có cảm xúc tiêu cực nảy sinh, chúng ta sẽ tìm nguyên nhân - thủ phạm gây ra cảm xúc ấy để có cách giải quyết dứt điểm và hiệu quả nhất.
 
8. Giải độc
 
Cách hữu hiệu và đơn giản nhất để cắt khỏi những cơn tức giận là chúng ta đừng lãng phí thời gian với những người lúc nào cũng phàn nàn, than vãn. Giữ cho tâm trí mình luôn thảnh thơi, tỉnh táo để có thể miễn nhiễm đối với các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. 
 
Còn đối với cơn giận dữ của bản thân bạn, hãy tìm đến một nơi yên tĩnh, hay làm một việc nào đó giúp bạn cảm thấy thoải mái và niềm vui trở lại. Sự thư thái trong tâm hồn sẽ mang đến những cảm xúc lành mạnh.
 
 
 
Theo “Từ giận dữ đến bình an” – Mike George