7 thói quen của những người thành đạt
31/05/2014 05:59
Tác phẩm phân tích những qui luật chi phối và khơi dậy những năng lực tiềm ẩn trong ta. Đây là cẩm nang về sự lãnh đạo, là chìa khóa dẫn đến thành công không những trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh mà còn trong cuộc sống cá nhân, gia đình và quan hệ xã hội.
Tác phẩm: 7 thói quen của những người thành đạt
Tác giả: Stephen R. Covey
Người dịch: Nguyễn Văn Cừ
Nhà xuất bản Thống Kê
Sách gồm 385 trang
Về tác giả
Stephen R. Covey tốt nghiệp cao học tại đại học Harvard, có bằng tiến sĩ ở đại học Brigham Young. Giáo sư khoa quản lý trường Marrott và chủ tịch trung tâm lãnh đạo Covey.
Nội dung chính
Tác phẩm phân tích những qui luật chi phối và khơi dậy những năng lực tiềm ẩn trong ta. Đây là cẩm nang về sự lãnh đạo, là chìa khóa dẫn đến thành công không những trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh mà còn trong cuộc sống cá nhân, gia đình và quan hệ xã hội.
Phần thứ nhất – Mẫu và nguyên lý
Từ trong ra ngoài
Có những cá nhân, bề ngoài thành đạt một cách lạ thường, nhưng bên trong đang vật lộn với một khát vọng thầm kín. Để cải tạo hoàn cảnh này, trước hết là phải cải tạo bản thân tức là phải thay đổi nhận thức của mình.
Người ta cho rằng, sự thành công đạt được một cách thực sự và hạnh phúc lâu bền phải phát xuất từ Đạo đức tính cách, đó là những vấn đề như liêm khiết, khiêm tốn, can đảm, công bằng… Đây là những nguyên lý chi phối tính hiệu quả của con người. Nó bất biến, không phải bàn cãi, nó tồn tại bấp chấp mọi điều kiện xã hội.
Quan niệm khác về thành công dựa trên Đạo đức nhân cách, tức là sự thành công phụ thuộc vào hình ảnh của ta trước công chúng, vào thái độ, hành vi, kỹ năng, kỹ xảo. Đạo đức nhân cách chủ yếu đi theo hai con đường: một là thái độ trí tuệ tích cực, hai là kỹ xảo về sự quan hệ với con người; tính chất này tiếp cận với mánh khóe, thủ thuật.
Việc tập trung vào kỹ năng, kỹ xảo giống như luyện thi ở trong nhà trường, bạn có thể thi đậu, nhưng không bao giờ đạt được sự tinh thông thật sự về trí tuệ.
Đạo đức tính cách và đạo đức nhân cách đều là những thể hiện về mẫu (Paradigm) xã hội. Nó là một học thuyết, một cách giải thích, một cách hiểu, cách nhìn thế giới. Chúng ta thường cho rằng, chúng ta nhìn nhận sự vật như chúng vốn là, chúng ta khách quan, không phải như vậy. Chúng ta nhìn thế giới không phải như nó là mà như chúng ta là, chúng ta đã miêu tả chúng theo mẫu của chúng ta.
Đạo đức nhân cách phải có một cái gì đó bên ngoài tác động mạnh mẽ từ mẫu xã hội đang lưu hành. Chưa bao giờ có những giải pháp vững chắc cho các vấn đề hạnh phúc và thành quả lâu bền từ ngoài vào trong.
Những cuộc tấn công có ý nghĩa là tấn công vào tập quán, vào cách suy nghĩ cũ, vào những mẫu cũ kỹ. Copernious đã hoán vị mẫu, ông đặt mặt trời vào trung tâm vũ trụ, bất chấp mọi phản đối và khủng bố, thế là mọi vật có một cách hiểu khác.
Chúng ta cũng cần có một cách nghĩ khác, hoán vị các mẫu của chúng ta đến một trình độ mới, sâu hơn, ở mức độ từ trong ra ngoài, lấy nguyên lý là trung tâm, lấy tính cách làm cơ sở để giải quyết những vấn đề cơ bản tồn đọng lâu ngày đem lại kết quả lâu dài.
Bảy thói quen, nhìn tổng quát
Tính cách của chúng ta cơ bản là một hỗn hợp các thói quen. “… Gieo thói quen, gặt tính cách…”. Thói quen là một nhân tố mạnh mẽ, một mô hình kiên định, thường là không có ý thức. Hằng ngày chúng ta biểu lộ tính cách của chúng ta và tạo ra tính hiệu quả hoặc tính không hiệu quả của chúng ta.
Phá vỡ thói quen ăn sâu vào mình, như sự trì trệ, lòng ích kỷ… phải cần một nỗ lực ghê gớm. Nhưng một khi đã thắng được sức hút thì sự tự do của chúng ta mang một tầm vóc mới.
Bảy thói quen mà chúng ta sắp bàn bạc là những thói quen của tính hiệu quả. Bởi vì, chúng được dựa trên những nguyên lý, chúng làm nền tảng của tính cách con người.
Chúng ta đi trên con đường liên tục của sự trưởng thành, từ phụ thuộc đến độc lập rồi đến tùy thuộc lẫn nhau. Nhiều người không hiểu thấu đáo, cho rằng tùy thuộc lẫn nhau là trái với độc lập. Sự độc lập thực sự (thói quen 1, 2, 3) cho ta sức mạnh để hành động hơn là để chịu đựng. Nhưng nó không phải là mục đích cao nhất trong cuộc sống thành đạt vì tùy thuộc lẫn nhau (thói quen 4, 5, 6) cần thiết để thành công trong thực tế gia đình và tổ chức.
Tùy thuộc lẫn nhau, ta có cơ hội để góp phần bản thân mình một cách sâu sắc có ý nghĩa với người khác, và đến được với tài trí và tiềm năng của họ. Khi bạn đã thực sự độc lập thì bạn có cơ sở để tùy thuộc lẫn nhau một cách có hiệu quả, đó là cơ sở của tính cách, để từ đó bạn có thể tác động có hiệu quả thắng lợi chung của đồng đội.
Tính hiệu quả cũng nằm trong nguyên lý cân đối P/PC. P (Production) nghĩa là sản xuất ra kết quả mong muốn; PC (Production capability) tức năng lực sản xuất hay là vốn để sản xuất. Chỉ chú tâm vào P mà thiếu sự quan tâm đến PC là cho sức khỏe mòn mỏi, máy móc kiệt quệ, tài khoản hao hụt dẫn đến bạn đã đánh mất sự nhiệt tình, lòng trung thành, sự sáng tạo, tài trí, tháo vát của những người cộng tác, bạn đã đánh mất hiệu quả.
Bạn hãy đổi chỗ những mẫu cũ, thay bằng mẫu mới (thói quen 7), những thói quen của tính hiệu quả. Hãy kiên trì với bản thân, vì cái ta có được một cách quá dễ dàng, chúng ta không quí nó. Chỉ đáng quí cái gì đem lại giá trị cho mọi vật.
....
DOWNLOAD TÓM TẮT
Người tóm tắt
Trần Phú An