7 phần mềm tạo Infographic miễn phí

16/09/2014 12:01

7 phần mềm tạo Infographic miễn phí


Các phần mềm hữu ích cho các bạn học sinh – sinh viên muốn sinh động hoá những thông tin truyền thông, hoặc chỉ đơn giản là sáng tạo những bản tự giới thiệu về mình. Sau đây là các phần mềm hữu ích cho các bạn.


1- VISUAL.LY

Các “Story” là những template có sẵn. Mỗi tài khoản được phép chọn trong những template đã có và sau khi nhập địa chỉ Facebook hoặc Twitter, Visually sẽ tự động thống kê & tổng kết các dữ liệu của Fan Page/Twitter mà người dùng đã nhập.

Gợi ý của Cọp: dùng để làm báo cáo về Facebook Insight  hoặc dùng để thống kê so sánh 2 pages với nhau sẽ rất thú vị. Ngoài ra, đây cũng là 1 mạng xã hội tập trung rất nhiều infographic đẹp.

Đánh giá nhược điểm:

  • Hay bị bug
  • Tổng thể template không thay đổi được.
  • Hình minh hoạ cool và ấn tượng, nhưng còn đơn điệu và không nhiều sự lựa chọn.

 

2- INFOR.AM

  • URL: http://infogr.am
  • Cost: miễn phí
  • Social Media: đồng bộ hoá với tài khoản Facebook, Twitter với shorten link

Nhiều tuỳ chọn (template) sẵn có cho người dùng. Tuỳ chỉnh thoải mái về dữ liệu, màu sắc, thông tin. Publish nhanh gọn.

Đánh giá ưu điểm: nhiều loại biểu đồ nhiều màu sắc. Cho phép insert bản đồ, table, video và tuỳ chỉnh những thành phần cơ bản của 1 infographic.

Gợi ý của Cọp: dành cho GV hoặc SV làm phong phú bài trình bày. Dành cho các bạn SV thiết kế inforgraphic đơn giản để chia sẻ với Fan Page hoặc tài khoản cá nhân.

 

3- STAT SILK

Không mang nặng hình thức màu mè ấn tượng, Stat Silk phục vụ cho việc trình bày những thông số phức tạp một cách khoa học và chuyên nghiệp dành cho những người…. không chuyên. Biểu đồ và bản đồ là thế mạnh của Stat Silk

Mới sử dụng sẽ thấy hơi phiền, nhưng sử dụng quen thì thấy đây là công cụ hữu ích để có những biểu đồ trình bày đẹp. Để sử dụng, người dùng cần download phần mềm về máy. Trước khi download về, người dùng có thể sử dụng thử bản demo trực tiếp trên website.

 

4- WORDLE

Dùng để tạo các đám mây (cloud) những từ khoá. Sự bố trí đám mây này rất ngẫu nhiên, nhưng người dùng có thể tuỳ chọn nhiều style khác nhau và refresh nhiều lần cho tới khi nhận được 1 hình ảnh đúng như mong muốn.

Dữ liệu đầu vào có thể là 1 đoạn văn bản, hoặc URL của 1 webpage và Wordle sẽ tự phân tích webpage đó để có những từ khoá được sử dụng nhiều nhất.

Hạn chế của Wordle là đối với các từ có dấu của VN, đôi khi làm vỡ font chữ hoặc mất kết cấu của đám mây.

 

5- MANY EYES

Một ứng dụng của IBM, tương tự như Wordle nhưng đa dạng các loại dữ liệu hơn (gồm cả số liệu, bản đồ,…)

Đôi lúc khi sử dụng hay bị bug hoặc load chậm (hy vọng sẽ sớm có khắc phục)

 

6- GOOGLE PUBLIC DATA

Gồm 2 phần: dữ liệu có sẵn (từ những nguồn như World Bank, WTO,…) hoặc dữ liệu do người dùng cung cấp.

Hạn chế đối với dữ liệu có sẵn là số thông tin còn giới hạn trong 1 vài ngành nhất định (hạn chế về số liệu ngành Marketing, truyền thông, du lịch,…)

Hạn chế đối với dữ liệu do người dùng cung cấp là người dùng phải có 1 lượng thông tin đủ lớn + phải biết 1 ít về kỹ thuật, tuân thủ nguyên tắc sắp xếp dữ liệu của Google được hướng dẫn ở đây.

 

7- GAPMINDER

Nếu ai đã từng bị phần trình bày ấn tượng của chuyên gia Hans Rosling thì đây chính là phần mềm mà các bạn tìm kiếm.

Phần mềm miễn phí do chính Hans Rosling phát triển và cho phép người dùng khắp mọi nơi trên thế giới sử dụng.

Không có gì phải bàn về phần mềm này, trừ 1 điều là….. không phải người sử dụng nào cũng có đủ dữ liệu như ông Hans Rosling để trình bày tuyệt vời như chuyên gia.

Cuối cùng, mặc dù những công cụ miễn phí đã có sẵn hết rồi, nhưng vấn đề lớn nhất không phải nằm ở công cụ mà là ở nội dung. Tính khoa học, chất lượng thông tin và độ tin cậy của dữ liệu mới là yếu tố cốt lõi làm nên thành công của infographic.

 

Theo cọp giấy