10 điều nên làm trong 15 phút trước khi thuyết trình

21/05/2014 12:43

10 điều nên làm trong 15 phút trước khi thuyết trình


"Bộ não con người bắt đầu làm việc ngay khi sinh ra và không bao giờ dừng lại cho đến khi nói chuyện trước công chúng" - George Jessel


Trong 15phút trước khi bắt đầu một buổi thuyết trình quan trọng, đó là thời khắc muộn màng để thay đổi nội dung bài phát biểu - theo Darlene Price - Chủ tịch tập đoàn Well Said và tác giả cuốn "Well Said! Presentations and Conversations That Get Results”.

 

Một chuỗi các hoạt động như phân tích khán giả, thiết kế slide sáng tạo và luyện nói nên bị quên đi, Price cho biết "Bây giờ, thời điểm quan trọng đã đến và các khán giả háo hức chờ đợi thông điệp của bạn".

 

Price nhận định dù bước vào một căn phòng có rất ít người hay bước vào phòng khiêu vũ với hàng ngàn người, bạn vẫn có thể tận dụng khoảng thời gian hiệu quả trước khi bắt đầu thuyết trình.

 

Sau đây là  những điều nên làm trong 15phút trước khi thuyết trình để hoàn thiện bài phát biểu.

 

1. Sử dụng toilet. "First thing's first" (Làm điều quan trọng nhất), Price cho biết "Bạn cần vào toilet nếu bạn thấy bất thường", bồn chông, lo lắng là những phản ứng thông thường  trước khi bắt đầu một bài thuyết trình. Nắm bắt cơ hội ra sao? Hãy lập kế hoạch trong đầu và sử dụng toilet trước khi bước lên sân khấu".

 

2. Kiểm tra phòng họp và các thiết bị nghe nhìn. Là người thuyết trình, bạn phải chắn không gian thuyết trình bao gồm cả việc sắp xếp chỗ ngồi, các thiết bị điện tử, microphone và ánh sáng. Hãy đến sớm và đảm bảo hài lòng  với các thiết bị được bố trí. "Bước này giúp bạn biết đối tượng bạn đang hướng đến và đảm bảo bài thuyết trình được suôn sẻ" – Price nói.

 

3. Gặp gỡ và chào hỏi khán giả trước khi thuyết trình. Bắt tay và nói chuyện càng nhiều càng tốt với mọi người trong thời gian đầu. " Đây là cách bạn cho khán giả thấy mình gần gũi và duyên dáng" - Price giải thích - "Bạn thậm chí có thể nhớ một vài cái tên, vấn đề hay những câu chuyện để thêm thắt cho bài thuyết trình. Hơn thế nữa, có một cuộc trò chuyện với người nghe vào đầu giờ giúp bạn nói chuyện tự nhiên hơn"

 

4. Hít thở sâu. Lo lắng sẽ làm cơ ngực và cổ họng bị thắt lại, cần hít thở sâu để hạn chế áp lực. Đừng đánh giá thấp hiệu quả của việc hít thở sâu và chậm. Nó đưa một lượng lớn oxi lên phổi và não; giúp gián đoạn việc tiết ra adrenalin tạo ra phản ứng "fight or flight" (chiến đấu hoặc bỏ chạy - nghĩa là chỉ có hai cách để chọn lựa: chiến đấu để sinh tồn hoặc bỏ chạy để sinh tồn); và làm diu sự căng thẳng. Trước thời khắc trình bày, hãy hít thong thả và hít thở sâu.

 

5. Luyện tập phần mở màn trong tâm trí. Dù đã lập kế hoạch để màn mở đầu hấp dẫn - một trích dẫn dí dỏm, chuyện cá nhân hay các số liệu thống kê ấn tượng - hãy luyện tập những lời mở đầu nhiều lần, Price gợi ý. Biết chính xác những gì bạn bắt đầu sẽ giúp tự tin và dám nhìn thẳng vào mắt khán giả ngay khi bắt đầu vào tạo ra ấn tượng đầu mạnh mẽ.

 

6. Tập trung vào hình ảnh và suy nghĩ lạc quan. "Khai thác kết nối giữa cơ thể và tinh thần đồng nghĩa với việc học cách kiểm soát suy nghĩ để tác động tích cực lên các phản ứng của cơ thể." - Price cho biết. Và kết quả, bạn có thể giảm căng thẳng và tăng cường kiểm soát bởi những suy nghĩ và hình ảnh lạc quan trong tâm trí. Ví dụ, hãy thay suy nghĩ "Tôi không có sự chuẩn bị và rất lo lắng , tôi sắp điên lên rồi!" bằng suy nghĩ "Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực này", "Tôi đầy nhiệt huyết và lôi cuốn" hay "Tôi đáng tin và đầy tự tin".

 

7. Mỉm cười. Duy trì sự lạc quan, thể hiện sự dễ chịu trên khuôn mặt trước khi bắt đầu. "Mỉm cười thực sự giúp cơ thể thư giãn. Về mặt sinh lý, khi cười sẽ tiết ra endorphins  trong não bộ giúp các dây thần kinh ổn định, có thái độ dễ chịu và thúc đẩy cảm giác hạnh phúc", Ngoài ra, nụ cười còn thể hiện lòng tin và sự tự tin. Điều đó cho khán giả thấy bạn nhiệt tình và hạnh phúc khi thấy họ .

 

8. Uống nước ấm hoặc nước chanh. "Với một cổ họng khô rát, điều này giúp loại bỏ các chất nhầy và làm sạch cổ họng"- Price nói. Tránh các loại thực phẩm hoặc thức uống lạnh và đồ uống có ga - và đảm bảo một ly nước hoặc chai nước trong tầm tay của bạn trong suốt buổi thuyết trình.

 

9. Tập thể dục nhẹ nhàng. Thực hiện các động tác duỗi người nhẹ, khuỵa chân hay đi bộ nhanh xuống hội trường và ngược lại. "Việc này giúp cơ thể giải phóng năng lượng dư thừa và hấp thụ oxi lên não" - Price cho biết.

 

10. Giữ nguyên tư thế đứng trong 5phút. Nếu bạn là diễn giả chính thì bạn luôn luôn đứng. Tuy nhiên, nếu bạn là một diễn giả khách mời, và 5phút nữa là tới lượt bạn, đơn giản hãy lùi lại phía sau phòng hoặc đứng lên nếu bạn trong hậu trường". Các vị trí ngồi khiến cơ thể bạn thụ động. Bằng cách đứng lên, bạn sẽ lấy lại năng lượng làm ấm cơ thể và đặt mình trong tư thế sẵn sàng hành động".

 

Hầu hết những người thuyết trình, dù mới bắt đầu hay kì cựu đều thừa nhận cảm thấy lo lắng trước mỗi bài thuyết trình hay phát biểu. Thật khó chịu, nhưng đó là những phản ứng tự nhiên và cần thiết, Price giải thích: "Thực tế, những diễn giả chuyên nghiệp không muốn mất đi sự lo lắng, mục tiêu của họ là thúc đẩy chúng. Lo lắng khiến cơ thể tiết ra adrenalin giúp cơ thể hưng phấn và tràn đầy năng lượng, giúp hoạt động hiệu quả hơn".

 

Đừng lãng phí thời gian quý giá trước khi bắt đầu buổi thuyết trình và tận dụng từng khoảnh khắc để có tinh thần và thể chất hoạt động hiệu quả.

 

Vân Anh (Theo BI)

www.nhuongquyenvietnam.com